Dự án thép hơn 8.000 tỷ đồng “thoi thóp” chờ nhà thầu Trung Quốc

Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên vẫn chưa thể khởi động lại do nhà thầu Trung Quốc đã rút về nước và quá trình nối lại đàm phán chưa có kết quả.
Nhà máy thép đã dừng hoạt động gần 4 năm. Ảnh: H.D Nhà máy thép đã dừng hoạt động gần 4 năm. Ảnh: H.D

Theo nguồn tin của PV, Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam) đã tính đến việc tìm nhà thầu phụ để thi công trong trường hợp dự án khởi động lại.

Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 quy mô đầu tư lên tới 8.104 tỷ đồng xây dựng từ năm 2007, tổng thầu EPC được chọn là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Gần chục năm triển khai, đến nay dự án vẫn đắp chiếu, chi phí hao mòn lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Thái Nguyên được coi là "lò luyện" thép lớn nhất Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn nhỏ ra đời. Nhà máy gang thép Thái Nguyên được coi là một trong những công trình lịch sử của ngành thép. Năm 2012, khi TISCO gặp khó khăn về tài chính, MCC đã rút về nước khi chưa bàn giao những hạng mục quan trọng.

Trong một báo cáo mới công bố ngày 29/3, hiện TISCO cho biết đã thu xếp được vốn cho dự án. Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã cho vay bổ sung 1.359 tỷ đồng, Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) góp 1.000 tỷ đồng thông qua mua cổ phiếu tăng vốn, VietinBank cho vay thêm 1.100 tỷ đồng. Như vậy tổng số vốn đã thu xếp được đạt 3.459 tỷ đồng. Theo hợp đồng với MCC, tính đến 31/12/2015, tổng giá trị đầu tư của dự án là 4.438 tỷ đồng.

"Dù đã thu xếp được vốn nhưng việc đàm phán với nhà thầu MCC vẫn chưa có kết quả cụ thể, dự án đến nay vẫn chưa thể tiếp tục triển khai", báo cáo viết.

Dự án thép hơn 8.000 tỷ đồng “thoi thóp” chờ nhà thầu Trung Quốc ảnh 1

Vốn đầu tư của dự án qua thời gianNhà máy thép đã dừng hoạt động gần 4 năm. Ảnh: H.D 

Theo nguồn tin của PV, Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam) đã tính đến việc tìm nhà thầu phụ để thi công trong trường hợp dự án khởi động lại.

Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 quy mô đầu tư lên tới 8.104 tỷ đồng xây dựng từ năm 2007, tổng thầu EPC được chọn là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Gần chục năm triển khai, đến nay dự án vẫn đắp chiếu, chi phí hao mòn lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Thái Nguyên được coi là "lò luyện" thép lớn nhất Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn nhỏ ra đời. Nhà máy gang thép Thái Nguyên được coi là một trong những công trình lịch sử của ngành thép. Năm 2012, khi TISCO gặp khó khăn về tài chính, MCC đã rút về nước khi chưa bàn giao những hạng mục quan trọng.

Trong một báo cáo mới công bố ngày 29/3, hiện TISCO cho biết đã thu xếp được vốn cho dự án. Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã cho vay bổ sung 1.359 tỷ đồng, Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) góp 1.000 tỷ đồng thông qua mua cổ phiếu tăng vốn, VietinBank cho vay thêm 1.100 tỷ đồng. Như vậy tổng số vốn đã thu xếp được đạt 3.459 tỷ đồng. Theo hợp đồng với MCC, tính đến 31/12/2015, tổng giá trị đầu tư của dự án là 4.438 tỷ đồng.

"Dù đã thu xếp được vốn nhưng việc đàm phán với nhà thầu MCC vẫn chưa có kết quả cụ thể, dự án đến nay vẫn chưa thể tiếp tục triển khai", báo cáo viết.

Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 quy mô đầu tư lên tới 8.104 tỷ đồng xây dựng từ năm 2007, tổng thầu EPC được chọn là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Gần chục năm triển khai, đến nay dự án vẫn đắp chiếu, chi phí hao mòn lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Về phía TISCO, công ty vẫn chuẩn bị mặt bằng, san gạt đường đi, mời các đơn vị tư vấn kiểm định chất lượng công trình thi công dở dang… sẵn sàng thi công khi dự án được tái khởi động. Công ty dự định năm 2016 sẽ giải ngân khoảng 1.850 tỷ đồng thực hiện dự án. Đầu tư lớn vào TISCO, SCIC cũng tỏ ra khá sốt ruột, xúc tiến đàm phán nhanh với phía tổng thầu Trung Quốc.

"Dự án vô cùng khó khăn, Thường trực Chính Phủ phải họp và đến bây giờ vẫn chưa tìm ra lối thoát. Trước đó, công ty lỗ kinh doanh liên tục. SCIC đã phải tái cơ cấu, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, cử cán bộ xuống nắm vị trí chủ chốt, tối đa hoá các chi phí. Thay đổi phương thức bán hàng, không để khách mua thép đến ăn chực nằm chờ mấy ngày liền kiểu bao cấp. Những thay đổi đó đã đem lại hiệu quả", Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC - Nguyễn Đức Chi đánh giá. Năm 2013 và 2014, TISCO gặp rất nhiều khó khăn với mức thua lỗ lần lượt là 291 và 79 tỷ đồng.

Thực tế, năm 2015, TISCO đã thoát lỗ và có một vài điểm sáng khi đạt doanh thu 7.955 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 87 tỷ đồng, tăng 87%. Tuy nhiên, góp công lớn vào lãi lại đến từ khoản tiền gửi ngân hàng 1.000 tỷ đồng của SCIC góp vốn (trong giai đoạn chưa triển khai giai đoạn 2, công ty đem đầu tư).

Tuy nhiên, tình hình tài chính của chủ đầu tư vẫn còn khá ngổn ngang. Khả năng thanh toán hiện thời chỉ đạt 0,93 lần, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở mức thấp 0,55%. Công ty có nhóm nợ xấu khó thu hồi là 670 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng mạnh lên 2.329 tỷ đồng. Chi phí lãi vay trong năm 2015 đã lên tới 320 tỷ đồng.

Tổng tài sản ở mức 10.998 tỷ đồng, nợ phải trả đạt 8.398 tỷ đồng. Trong đó, vay ngân hàng ngắn hạn 2.789 tỷ đồng và vay dài hạn là 4.013 tỷ đồng. Thị giá cổ phiếu chỉ còn 6.000 đồng.

TISCO là công ty thuộc sở hữu của Nhà nước, trong đó Tổng công ty thép nắm giữ 42,11%, SCIC là 35,21%.  Trong bối cảnh hội nhập, ngành thép đang gặp bất lợi lớn, hiện thép giá rẻ từ Trung Quốc và một số nước tràn sang khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản.

Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục