Theo Báo cáo cuối cùng Dự án Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, do Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI)công bố, tư nhân hóa hay quốc tế hóa vốn đầu tư sân bay, cảng biển được coi là giải pháp lớn nhất giải quyết những bất cập của hai lĩnh vực này.
Theo điều tra của GS Yeong Heok Lee, giảng viên Đại học Hàng không Hàn Quốc, Việt
Ở Việt
GS Yeong Heok Lee cho rằng, chính phủ Việt Nam nên cho phép các sân bay quốc tế tự đáp ứng nhu cầu đầu tư bằng cách thu hút vốn tư nhân và vốn FDI thông qua hình thức đầu tư BTO. Vốn chính phủ chỉ nên tập trung nâng cao năng lực cho các sân bay địa phương, sẽ bớt dàn trải vốn và hiệu quả cao hơn. Về các chính sách hàng không, GS Yeong Heok Lee khuyến nghị nên duy trì nguyên tắc cạnh tranh và tư nhân hóa các hãng hàng không, không tìm cách can thiệp hoặc bảo hộ các hãng hàng không lớn bằng trợ cấp. Các cảng hàng không nên hạ phí sân bay đánh vào các hãng hàng không, thấp hơn so với cảng hàng không các nước lân cận. Khi cảng thu hút được máy bay thì có thể tăng lợi nhuận từ cá hoạt động thương mại tại các ga hành khách, và đây là nguồn lực đầu tư cho các cảng hàng không.
Nhận xét về hệ thống cảng biển của Việt Nam, TS Beom-Hung Kim, nghiên cứu viên của Viện Hàng hải Hàn Quốc cho rằng, hạn chế lớn nhất là thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thiếu tính kết nối với các hạ tầng giao thông và các trung tâm của hệ thống logistics…Ngoài ra, việc thiếu nghiêm trọng cảng nước sâu cho tàu containers lớn theo tiêu chuẩn quốc tế là một hạn chế căn bản của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Cấp vốn xây dựng cảng cũng là một điểm yếu của hệ thống hiện tại. Thay vì có một chương trình đầu tư nhất quán, bền vững cho phát triển cảng với các ưu tiên rõ ràng, mỗi chủ thể tham gia tự xây dựng kế hoạch riêng để xin phê duyệt phân bổ vốn. “Hậu quả là, cảng nào có chủ đầu tư quan hệ rộng, có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn sẽ được thực hiện trước, dù dự án chỉ có tầm quan trọng thứ yếu”, TS Beom-Hung Kim nhận xét.
Đồng quan điểm, theo TS Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, quy hoạch hệ thống cảng biển đến năm 2020-2030 vẫn đang tự loại mình khỏi sân chơi quốc tế, khi tiếp tục thiếu các cảng nước sâu, đủ sức đón các tàu trọng tải lớn.
Để việc xây dựng cảng và hiện đại hóa việc vận hành cảng biển, TS. Beom-Hung Kim cho rằng, Chính phủ nên tích lũy số liệu thống kê về sử dụng cảng và xây dựng một hệ thống thông tin về vận hành cảng. Đối với hiệu quả và sự phù hợp của việc xây dựng cảng cần có độ tin cậy thông qua chuyên gia dự báo nhu cầu về cảng.
Các cảng biển cần được xây dựng là một trung tâm kinh tế về logicstic bằng cách xây dựng mạng lưới liên kết giao thông vận tải, như hệ thống đường sắt, vận tải biển và đường bộ kết nối với các cảng và tổ hợp công nghiệp nội địa.
Việc sử dụng nguồn vốn tư nhân và FDI cũng được khuyến nghị trong việc phát triển cảng biển, thay vì sử dụng không hiệu quả nguồn lực của Chính phủ. Theo ông Beom-Hung Kim, dù là nước kinh tế phát triển bất kỳ chính phủ nào cũng không thể đù tiền đầu tư cho tất cả các hạng mục hạ tầng, mà nên huy động vốn tư nhân và vốn FDI. Chính phủ Việt Nam cũng chỉ nên ban hành các điều khoản pháp luật và các quy định chính sách điều tiết vận hành phù hợp, dù là với cảng biển hay cảng hàng không.
Cũng theo TS Beom-Hung Kim, cũng giống như sân bay, chỉ nên tập trung cho vài cảng trọng điểm, có cơ sở hạ tầng hiện đại, năng lực tiếp nhận tàu lớn, còn các cảng địa phương, chỉ nên đầu tư vừa phải theo năng lực kinh tế từng vùng.