Trên 85% kiến nghị của cử tri đã được giải quyết

0:00 / 0:00
0:00
Hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được tăng cường giám sát theo đến cùng các vụ việc, theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh báo cáo tại Hội nghị. Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh báo cáo tại Hội nghị.

Năm 2023, số lượng kiến nghị của cử tri trung bình cả nước đã được giải quyết đạt trên 85% trở lên, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề cập khi báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, sáng 25/3 tại Hà Nội.

Về kết quả hoạt động của HĐND, bà Thanh cho hay trong năm đã tổ chức 1.332 đoàn giám sát tăng 225 đoàn so với năm 2022. Hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND, các ban HĐND ở nhiều địa phương được tổ chức ngày càng bài bản, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình thực tiễn địa phương, đã mang lại hiệu quả tích cực.

Hoạt động giám sát chuyên đề được HĐND chuẩn bị từ sớm, từ xa và triển khai thực hiện công phu, bài bản, với nhiều đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện, trước khi tiến hành đã tổ chức khảo sát thực tế. Qua đó, đã có 9.618/13.273 kiến nghị được xử lý đạt tỷ lệ 72,44%.

Kết quả tiếp theo được nêu là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã tập trung vào các nội dung quan trọng, bức xúc trong năm có 7.127 khiếu nại, tố cáo giảm 2.038 so với năm 2022. Hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được tăng cường giám sát theo đến cùng các vụ việc. Qua đó cho thấy UBND nhiều tỉnh, thành phố đã tập trung chỉ đạo, giải quyết đạt tỷ lệ cao và số ý kiến, kiến nghị còn lại tiếp tục được giải quyết theo lộ trình.

Việc xem xét quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp được quan tâm hơn, kịp thời phát hiện nội dung chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt việc giám sát theo yêu cầu của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội qua đó đã kiến nghị được nhiều nội dung xác đáng góp phần tích cực vào kết quả giám sát của Quốc hội nhất là giám sát việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia.

Hoạt động tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới. Hình thức tiếp xúc cử tri phong phú, thành phần tham dự, địa bàn tiếp xúc được mở rộng, kết hợp tiếp xúc cử tri nhiều cấp, đồng thời kết hợp tiếp xúc cử tri trực tuyến. Qua đó, hiệu quả tiếp xúc cử tri được nâng lên, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri được tăng cường, dân chủ ngày càng được mở rộng; một số địa phương đã kết hợp với tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành tốt chính sách của Đảng. Năm 2023, số lượng kiến nghị của cử tri trung bình cả nước đã được giải quyết đạt trên 85% trở lên.

Vẫn theo Trưởng ban công tác đại biểu, hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục được thực hiện tốt. Nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh của công dân có liên quan chủ yếu đến lĩnh vực tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ, bồi thường tái định cư, chế độ hưởng bảo hiểm xã hội... Đến nay UBND các địa phương đã có báo cáo kết quả giải quyết đơn gửi về Thường trực HĐND tỉnh theo quy định, nhiều tỉnh có tỷ lệ giải quyết rất cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bà Thanh cũng nêu một số khó khăn, hạn chế, như chất lượng tổ chức một số kỳ họp đột xuất còn hạn chế, việc bố trí thời gian thẩm tra và thảo luận còn ít, tài liệu gửi chậm do vậy việc nghiên cứu tham gia vào nghị quyết kỳ họp gặp khó khăn.

Cạnh đó, công tác giám sát trên một số lĩnh vực hoặc một số nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp hoặc ở một số địa phương thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đặc biệt là chưa có biện pháp hữu hiệu thực hiện có kết quả cao các nội dung kiến nghị sau giám sát. Việc tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri ở một số địa phương còn chậm. Công tác chỉ đạo chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động HĐND ở nhiều địa phương còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông theo chỉ đạo của UBTVQH.

“Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBTVQH đề nghị HĐND các tỉnh, thành phố cần nỗ lực cao hơn nữa, trách nhiệm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, tích cực đổi mới, sáng tạo để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐND, tạo đột phá hơn nữa để các địa phương phát triển nhanh và bền vững, chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031”, bà Thanh nêu.

Nguyễn Lê
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục