Tránh sai lầm từ khủng hoảng 2008, Trung Quốc không còn bơm tiền dễ dãi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mỹ và Trung Quốc đang theo đuổi các chính sách tiền tệ khác nhau sau hậu quả của cuộc suy thoái do đại dịch gây ra.
Tránh sai lầm từ khủng hoảng 2008, Trung Quốc không còn bơm tiền dễ dãi

Một trong những điểm rút ra từ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hàng năm của Trung Quốc đang diễn ra ở Bắc Kinh là mục tiêu tăng trưởng thận trọng, thâm hụt tài khóa thắt chặt hơn và các thiết lập chính sách tiền tệ thắt chặt.

Đó là một sự tương phản lớn với Washington khi Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị tung ra gói kích thích tài chính lớn thứ hai của nước Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD.

Chính sách tiền tệ và tài khoá khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc

Trước đó vào cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, sau khi Trung Quốc tung ra gói kích cầu khổng lồ với quy mô chưa từng có trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ (586 tỷ USD vào thời điểm đó), một con số khổng lồ ước tính bằng 13% GDP của Trung Quốc năm 2008. Trong khi Mỹ vào thời điểm đó chỉ tung ra gói kích cầu 787 tỷ USD, tương đương khoảng 5,35% GDP Mỹ năm 2008.

Mặc dù gói kích cầu khổng lồ đó đã giúp kinh tế Trung Quốc vượt qua khủng hoảng nhưng có nhiều hệ luỵ như lạm phát kéo dài, đầu tư lệch lạc, tình hình tài chính hỗn độn khó giải quyết ở nhiều địa phương. Do đó đến năm 2012, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ không làm như vậy nữa.

Sự thận trọng đối với gói kích cầu toàn diện sau đó đã trở thành một sự thúc đẩy phối hợp để kiềm chế đòn bẩy.

Hiện nay, sau khi từ bỏ mục tiêu tăng trưởng hàng năm cho năm 2020 do bất ổn do Covid-19 gây ra, ban lãnh đạo Trung Quốc đã đặt mục tiêu GDP năm 2021 tăng hơn 6%, mục tiêu này khá thận trọng vì thấp hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế cho sự mở rộng trong năm nay của Trung Quốc.

Sự phân hóa chính sách ngày càng mở rộng này đang gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và có thể có khả năng định hình lại dòng vốn toàn cầu. Điều này một phần bắt nguồn từ các bài học chính sách khác nhau từ cuộc khủng hoảng 2007 - 2009.

Ngược lại, sự phục hồi chậm chạp và khó khăn của Mỹ đã khiến Đảng Dân chủ kết luận rằng điều quan trọng là quy mô gói kích thích phải đủ lớn và duy trì gói kích thích.

Đối với chính sách tiền tệ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết vào tuần trước với nguyên tắc “đừng kìm hãm” và “đừng dừng lại cho đến khi hoàn thành công việc”.

Còn tại Trung Quốc, sau một đợt tăng trưởng tín dụng quy mô lớn đã dẫn đến nhiều cơ sở hạ tầng không được sử dụng, các thị trấn ma, công suất công nghiệp dư thừa và nợ nần chồng chất ở nước này.

Mặc dù việc ngăn chặn đại dịch nhanh chóng giúp nền kinh tế hồi phục và không cần nhiều sự hỗ trợ vào năm 2020, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đang xoay chuyển mọi thứ trở lại để tập trung trở lại vào các sáng kiến ​​dài hạn nhằm tăng cường lĩnh vực công nghệ và giảm thiểu rủi ro nợ.

Đồng nhân dân tệ có thể tăng giá so với đồng USD

Nathan Sheets, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của PGIM và là cựu thư ký Bộ Tài chính Mỹ về các vấn đề quốc tế cho biết: “Mỗi người đã học được một bài học từ cuộc khủng hoảng trước và vì vậy đó là một sự hoán đổi vị trí. Sự kết hợp chính sách hiện tạo thành một môi trường thuyết phục để đồng nhân dân tệ tăng giá”.

“Trung Quốc đang ngày càng chuyển sự chú ý từ phục hồi đại dịch sang quản lý nền kinh tế trong điều kiện bình thường hơn”, theo Chang Shu, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Bloomberg.

Trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh gần đây, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ vẫn thấp hơn một nửa so với lãi suất ở Trung Quốc vì ngân hàng trung ương Trung Quốc không theo đuổi lãi suất bằng 0 theo kiểu phương Tây hoặc nới lỏng định lượng.

Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC cho biết: “Không giống như nhiều ngân hàng trung ương khác gồm cả Fed, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tiếp tục điều chỉnh chính sách của mình một phần nhằm ngăn chặn sự gia tăng quá mức của giá tài sản. Đối mặt với rủi ro tăng giá đồng nội tệ, Trung Quốc sẽ hy vọng vào một lối thoát đúng lúc khỏi lập trường cực kỳ dễ dàng của Fed”.

Điều đó có thể sẽ sớm xảy ra. Ông Powell nhiều lần đã nói rõ rằng Fed sẽ giữ lãi suất gần 0 cho đến khi nền kinh tế phục hồi, khi hầu hết những người Mỹ thất nghiệp được đưa trở lại làm việc. Ông cũng không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy việc mua tài sản sẽ giảm dần khi kích thích tài chính của chính quyền Biden sẽ được đưa ra trong những tháng tới.

Khi Trung Quốc có thể sẽ thu hút nhiều dòng vốn chảy vào, Mỹ có khả năng sẽ bơm ra nguồn cung đồng USD lớn hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng lớn, và tăng trưởng của Mỹ sẽ tăng lên khi được thúc đẩy bởi kích thích của chính quyền Biden và lập trường dễ dàng của Fed.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục