Thị trường tiếp tục đón nhận một tuần giao dịch khởi sắc sau những bước đi khá tốt trong những ngày đầu tháng 5. Trong tuần qua, dù áp lực chốt lời khá mạnh đã cản trở phần nào đà tăng điểm của thị trường, tuy nhiên, dòng tiền hoạt động sôi động giúp sắc xanh lan tỏa trên 2 sàn chính, kéo các chỉ số lần lượt dành lại các mốc kháng cự quan trọng.
Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 5,37 điểm (+0,7%) lên 725,37 điểm; HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,8%) lên 90,39 điểm; cùng với đó, thanh khoản trung bình mỗi phiên tăng khá mạnh với hơn 5.200 tỷ đồng giao dịch trên cả 2 sàn.
Trong tuần tăng điểm tích cực của thị trường, gần như tất cả các nhóm ngành đều có mức tăng trưởng khá tốt. Đặc biệt, sức hút lớn của nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng đã tạo “nét đẹp” chính cho thị trường với những phiên tăng trần liên tiếp của nhiều mã cùng giao dịch tăng mạnh.
Điển hình trên sàn HOSE là cặp đôi cổ phiếu MCG và QCG. Cùng với việc ghi nhận 7 phiên tăng trần của MCG, QCG cũng xác lập phiên tăng trần thứ 11, leo lên mức giá cao nhất trong vòng 5 năm qua, kết phiên cuối tuần tại mức giá 14.200 đồng/CP.
Trong tuần qua, MCG và QCG đều đón nhận 5 phiên tăng trần, lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và 3 trong bảng xếp hạng với mức tăng cùng đạt hơn 39%.
Được biết, cuối tuần qua, QCG đã có báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 với doanh thu thuần 269 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 2,41 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 31/3/2017, tổng tài sản QCG đạt 8.237 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung ở hạng mục hàng tồn kho với 5.892 tỷ đồng (riêng dự án Phước Kiển chiếm 4.300 tỷ đồng).
Vay nợ ngắn hạn của QCG cũng giảm mạnh, từ mức 1.788 tỷ đồng đầu năm xuống chỉ còn 332 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải trả ngắn hạn khác của QCG cuối quý 1 ở mức 2.744 tỷ đồng, tăng hơn 1.990 tỷ đồng so với đầu năm.
Ngoài ra, ở nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng còn có thêm sự góp mặt của nhiều mã khác có tên trong bảng xếp hạng như SC5 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, VRC của ông ty Cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC, NVT của Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay, SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín và CCL của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long.
Quán quân của bảng xếp hạng trên sàn HOSE là SGT của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Chuỗi ngày khoác áo tím tiếp tục được kéo dài trong suốt tuần qua, nâng số phiên tăng trần lên 8, tương ứng giá cổ phiếu SGT đã tăng 70,88%.
Trong đó, riêng tuần qua, SGT đã tăng 39,83%, từ mức giá 6.000 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 5/5) lên mức 8.390 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 12/5).
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 8-12/5
Mã |
Giá ngày 12/5 |
Giá ngày 5/5 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 12/5 |
Giá ngày 5/5 |
Biến động giảm (%) |
SGT |
8.39 |
6 |
39,83 |
STT |
5.85 |
6.75 |
-13,33 |
MCG |
3.44 |
2.47 |
39,27 |
PIT |
6.51 |
7.3 |
-10,82 |
QCG |
14.2 |
10.2 |
39,22 |
BBC |
101.7 |
113 |
-10 |
SC5 |
39.8 |
29.95 |
32,89 |
MDG |
12.1 |
13.3 |
-9,02 |
VRC |
29.5 |
23.7 |
24,47 |
KAC |
15.75 |
17.3 |
-8,96 |
NVT |
2.57 |
2.08 |
23,56 |
VID |
8 |
8.78 |
-8,88 |
IDI |
5.81 |
4.79 |
21,29 |
LGC |
22.3 |
24.3 |
-8,23 |
ANV |
8.9 |
7.4 |
20,27 |
C47 |
10.75 |
11.6 |
-7,33 |
SCR |
11.05 |
9.2 |
20,11 |
PNC |
13.45 |
14.5 |
-7,24 |
CCL |
3.25 |
2.75 |
18,18 |
JVC |
3.18 |
3.42 |
-7,02 |
Ở chiều ngược lại, biên độ giảm của các cổ phiếu khá hẹp. Cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần là STT của CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist với mức giảm chỉ hơn 13%.
Sau 1 tuần liên tiếp bất động ở mốc tham chiếu, STT đã có giao dịch trong tuần qua. Trong đó, STT đã có 2 phiên giảm sàn ngày 9/5 và 11/5, với khối lượng giao dịch mỗi phiên chỉ đạt 100 đơn vị. Như vậy, tổng giá trị giao dịch trong tuần qua của STT chỉ đạt 2 triệu đồng.
Cũng có mức giảm hơn 10% là PIT của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex và BBC của Công ty Cổ phần Bibica. Còn lại các cổ phiếu khác chỉ có mức giảm từ 7-9%.
Trên sàn HNX, biên độ tăng cũng được nới rộng với sự dẫn đầu của TV3 của CTCP tư vấn Xây dựng điện 3 với mức tăng lên tới hơn 60%.
Cũng giống như các mã dẫn đầu trên sàn HOSE, thành viên của nhóm xây dựng - cổ phiếu TV3 đã đã ghi nhận phiên tăng trần thứ 8 liên tiếp kể từ đầu tháng 5, với mức tăng tương ứng 112,24%.
Trong tuần qua, TV3 đã công bố thông tin về việc sẽ phát hành thêm cổ phiếu trả cổ tức năm 2016. Theo đó, ngày 16/6 tới đây, TV3 dự kiến sẽ phát hành 811.430 cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 20%, tương ứng tỷ lệ 5:1.
Đứng ở vị trí tiếp theo, ALV của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới cũng có 5 phiên tăng trần liên tiếp, với mức tăng tương ứng 53,85%.
Ngoài ra, trên sàn HNX còn có nhiều mã khá có mức tăng vượt 40% như ATS (42,99%) và các mã tăng hơn 30% như VE9 và CCM.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 8-12/5
Mã |
Giá ngày 12/5 |
Giá ngày 5/5 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 12/5 |
Giá ngày 5/5 |
Biến động giảm (%) |
TV3 |
71.1 |
44.4 |
60,14 |
TAG |
26 |
35.5 |
-26,76 |
ALV |
6 |
3.9 |
53,85 |
V21 |
7.5 |
10.2 |
-26,47 |
ATS |
15.3 |
10.7 |
42,99 |
SDG |
23 |
30.3 |
-24,09 |
VE9 |
8.5 |
6.2 |
37,10 |
C69 |
7 |
9.2 |
-23,91 |
CCM |
25.7 |
19.4 |
32,47 |
PJC |
13.1 |
17.2 |
-23,84 |
OCH |
5.8 |
4.7 |
23,40 |
SGH |
27.8 |
35 |
-20,57 |
ALT |
17 |
14.1 |
20,57 |
L62 |
6.3 |
7.7 |
-18,18 |
NDF |
4.8 |
4 |
20 |
TFC |
6.4 |
7.8 |
-17,95 |
CMC |
6.1 |
5.1 |
19,61 |
VC6 |
7.4 |
9 |
-17,78 |
TKC |
20.7 |
17.6 |
17,61 |
VFR |
8.5 |
10.2 |
-16,67 |
Trong khi đó, TAG của CTCP Thế giới số Trần Anh sau hơn 1 tháng ròng đứng bất động ở mốc tham chiếu khi không có giao dịch nào đã bắt đầu “ nhúc nhích” ở cuối tuần qua.
Cụ thể, với 3 phiên giảm sàn liên tiếp từ ngày 10-12/5, giá cổ phiếu TAG đã giảm từ 35.500 đồng/CP xuống còn 26.000 đồng/CP, tương ứng giảm 26,76%.
Mới đây, TAG đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 tại ĐHCĐ thường niên với chỉ tiêu doanht hu 5.127 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 48,7 tỷ đồng và 38 tỷ đồng; tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 10%.
Tuy kế hoạch kinh doanh đề ra tiếp tục tăng trưởng khá tốt nhưng lãnh đạo Công ty không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt như bây giờ, với 2 đối thủ lớn nhất hiện nay là hệ thống Điện Máy Xanh và hệ thống Nguyễn Kim.
Tiếp theo đó là V21 của Công ty Cổ phần VINACONEX 21 cũng có mức giảm hơn 26%; các cổ phiếu như SDG, C69, PJC, SGH có mức giảm từ 20-24%.
Trên sàn UPCoM, cũng giống 2 sàn chính, biên độ tăng của các cổ phiếu trên sàn này cũng được nới rộng. Trong đó, DHD của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương có mức tăng tới hơn 142%.
Là thành viên mới của sàn UPCoM đăng ký giao dịch trong những ngày đầu tháng 5, sau phiên chào sàn không có giao dịch, DHD đã tăng trần với biên độ 40% ngay trong phiên đầu tuần qua (ngày 8/5) với khối lượng giao dịch chỉ đạt 100 đơn vị. Sau đó, DHD tiếp tục khoác áo tím trong những ngày còn lại, đã giúp cổ phiếu này có mức tăng vượt trội, đạt 142,35%, từ mức giá 17.000 đồng/CP lên mức 41.200 đồng/Cp.
Cũng có mức tăng đột biến tới hơn 100% là ICC của CTCP Xây dựng Công nghiệp. Tuần qua, giá cổ phiếu ICC đã tăng từ mức 30.400 đồng/CP lên 60.900 đồng/CP, với tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 8.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 450 triệu đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là HLB của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long và YBC của CTCP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, có mức tăng đạt hơn 50%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 8-12/5
Mã |
Giá ngày 12/5 |
Giá ngày 5/5 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 12/5 |
Giá ngày 5/5 |
Biến động giảm (%) |
DHD |
41.2 |
17 |
142,35 |
XMD |
4.1 |
11.2 |
-63,39 |
ICC |
60.9 |
30.4 |
100,33 |
PTE |
1.3 |
2 |
-35 |
HLB |
36.2 |
23.8 |
52,10 |
NS3 |
14.7 |
22 |
-33,18 |
YBC |
3.3 |
2.2 |
50 |
HU6 |
6.9 |
9.5 |
-27,37 |
PEC |
12.1 |
8.2 |
47,56 |
SHG |
2.2 |
3 |
-26,67 |
PIS |
8.5 |
6.1 |
39,34 |
PSG |
0.3 |
0.4 |
-25 |
GTS |
11.5 |
8.7 |
32,18 |
PXM |
0.3 |
0.4 |
-25 |
SPC |
19.5 |
14.8 |
31,76 |
TMG |
18 |
24 |
-25 |
VHH |
3.2 |
2.5 |
28 |
CQT |
3.5 |
4.4 |
-20,46 |
GTT |
0.5 |
0.4 |
25 |
MCI |
4.7 |
5.9 |
-20,34 |
Ở chiều ngược lại, XMD của Công ty cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú đã nằm bất động trên thị trường trong hơn 1 năm qua, kể từ ngày giao dịch đầu tiên vào 25/12/2015 và đã thực hiện điều chỉnh giá trong ngày 19/4 vừa qua để thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2016.
Tuần qua được xem là một tuần bi đát của XMD khi cổ phiếu này liên tiếp giảm sâu. Với 5 phiên giảm điểm, trong đó, phiên đầu tuần giảm gần kịch sàn với biên độ 37,5%, đã kéo giá cổ phiếu XMD từ mức 11.200 đồng/CP xuống 4.100 đồng/CP, tương ứng giảm 63,39%.
Tiếp đó, PTE của Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ, với 2 phiên không có giao dịch và 3 phiên giảm sàn, với tổng cộng mức giảm đạt 35%, là cổ phiếu đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.