Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Xuất hiện nhiều cổ phiếu lạ

(ĐTCK) Trái với diễn biến khá tiêu cực của các chỉ số, thị trường đã đón nhận nhiều cổ phiếu lạ với biên độ tăng lớn, vượt 40% trong tuần đầu tiên của tháng 8.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Xuất hiện nhiều cổ phiếu lạ

Bức tranh báo cáo tài chính bán niên 2016 của các doanh nghiệp niêm yết đang dần được khép lại, các kết quả khả quan hay kém tích cực cũng đã lần lượt được phản ánh qua từng phiên giao dịch trước đó.

Tuần qua, thị trường bắt đầu bước vào những phiên giao dịch đầu tiên của tháng cô hồn. Cùng với tâm lý nhà đầu tư dè dặt với tháng ngâu, thị trường chứng khoán đã đòn nhận những phiên giao dịch khá tiêu cực. Trong khi HNX đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp thì sàn HOSE chỉ kịp le lói sắc xanh nhạt trong phiên 4/8, còn lại đều giảm mạnh khiến chỉ số Vn-Index lần lượt phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ mạnh và chính thức chia tay mốc 630 điểm trong phiên cuối tuần ngày 5/8.

Áp lực bán không chỉ diễn ra ở các cổ phiếu bluechip khiến nhiều mã quay đầu giảm mạnh như MSN, HPG, HSG, VCB, BID… mà còn lan rộng ra toàn thị trường, bên cạnh những cổ phiếu còn chịu ảnh hưởng của dư âm tin đồn, nhiều mã đầu cơ quen thuộc cũng trải qua những phiên giảm sàn liên tiếp như VHG, HAG, HNG, OGC…

Bảng danh sách Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua khá phong phú nhóm ngành với sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới. Cùng với đó, biên độ tăng của các cổ phiếu cũng được nới rộng. Nếu trong tuần trước, không có mã nào tăng tới 30% thì sang tuần này, mức tăng trưởng đã vượt qua 40%.

Cụ thể, trên sàn HNX, cổ phiếu lạ VNF của CTCP Vinafreght là quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng vượt 43%.

Tuần qua, VNF đã tăng mạnh 4 phiên, trong đó phiên đầu tuần tăng trần và duy nhất 1 phiên không có giao dịch đã đưa mức giá cổ phiếu từ 58.500 đồng/CP lên 83.900 đồng/CP. Tuy nhiên, thanh khoản của VNF khá thấp với lượng khớp chỉ vài trăm đơn vị/phiên. Như vậy, để tăng giá cổ phiếu VNF lên 25.400 đồng/CP, nhà đầu tư đã chi ra chưa tới 90 triệu đồng.

Theo báo cáo tài chính quý II/2016 được công bố đầu tuần qua, VNF ghi nhận 6 tháng đầu năm đạt 760,7 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận sau thuế hơn 19 tỷ đồng, trong đó, lãi ròng công ty mẹ là 18,4 tỷ đồng, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm trước đó. EPS đạt 3.567 đồng/CP.

Đứng ở vị trí tiếp theo là doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ thương mại – TH1 của CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam. Với 3 phiên tăng trần và 2 phiên đứng giá, TH1 đã có mức tăng hơn 32%.

Ngoài ra, bảng xếp hạng top 10 còn đón nhận các cổ phiếu trong nhóm xây dựng, bất động sản như DLR, VC1, S74, KTT.

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX

Giá ngày 5/8

Giá ngày 29/7

Biến động (%)

VNF

83.9

58.5

43,42

TH1

15.9

12

32,5

DZM

12.7

10.1

25,74

DLR

7

5.6

25

KTT

5

4.2

19,05

PGT

4.7

4

17,5

VIE

1.4

1.2

16,67

VC1

15.8

14

12,86

SDA

7.8

7

11,43

S74

5.1

4.6

10,87

Trái lại, HKB của CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc đã nhảy từ vị trí thứ 3 trong tuần trước lên vị trí dẫn đầu Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất với mức giảm hơn 32% khi trải qua liên tiếp 4 phiên giảm sàn, đưa giá cổ phiếu HKB về gần mức mệnh giá 10.700 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 5/8).

Việc liên tiếp giảm mạnh trong thời gian gần đây của HKB khá dễ hiểu, bởi sau chuỗi ngày tăng nóng trước đó, khi chỉ trong gần nửa tháng (từ 30/6 đến 14/7), HKB đã tăng gần 77% từ mức 18.600 đồng/CP lên mức đỉnh 32.900 đồng/CP.

Mặc dù áp lực bán HKB tăng mạnh nhưng lực cầu bắt đáy cũng khá tốt giúp thanh khoản của cổ phiếu này duy trì ở mức tốt với các phiên khớp vài triệu đơn vị. Tính trung bình 10 phiên giao dịch gần đây, khối lượng khớp lệnh của HKB đạt hơn 3 triệu đơn vị.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng vẫn là MPT của CTCP May Phú Thành khi liên tiếp giảm điểm 5 phiên, trong đó có 3 phiên giảm sàn, đã nới rộng biên độ giảm từ 25% trong tuần trước lên 28% trong tuần này.

Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX

Giá ngày 5/8

Giá ngày 29/7

Biến động (%)

HKB

10.7

15.8

-32,28

MPT

7.7

10.7

-28,04

ITQ

4.3

5.8

-25,86

TFC

7.8

10.2

-23,53

L14

43.3

56.5

-23,36

HDA

13.3

17.2

-22,67

DXP

23.1

29.8

-22,48

HNM

6.2

7.9

-21,52

TEG

9.1

11.5

-20,87

SDH

1.9

2.4

-20,83

Trái với sàn HNX, trên sàn HOSE, biên độ tăng của các cổ phiếu khá hẹp. Trong đó, 2 mã khá lạ gồm TPC của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng và RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức tăng trưởng hơn 20%.

Đáng chú ý, bên cạnh những mã cổ phiếu có thị giá vừa và nhỏ như TPC, RIC, CIG, HU3, AAM, trong bảng còn có sự góp mặt của nhiều mã có thị giá cao như VCF của Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa.

Tuần qua, VCF là đơn vị đầu tiên của ngành cà phê Việt Nam ký vào biên bản cam kết  “Minh bạch trong sản xuất và kinh doanh cà phê bảo vệ người tiêu dùng” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (“Vinastas”) phát động. Công ty cũng cam kết sẽ nỗ lực để sản xuất những sản phẩm cà phê nguyên chất, không độn đậu nành.

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE

Giá ngày 5/8

Giá ngày 29/7

Biến động (%)

TPC

8.7

7.2

20,83

RIC

9.6

8

20

CIG

3.7

3.1

19,35

HU3

9.2

7.8

17,95

HOT

28

23.9

17,15

VIS

13.8

11.9

15,97

GMC

41.5

37

12,16

VCF

157

140

12,14

AAM

10.5

9.6

9,38

FDC

27.8

25.6

8,59

Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HOSE vẫn có nhưng tên tuổi quen thuộc được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây như TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thanh, DRH của CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước, QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình.

Trong đó, đáng chú ý, TTF ghi nhận phiên giảm sàn thứ 14 liên tiếp và hiện chỉ đứng ở mức giá 16.100 đồng/CP. Có thể thấy, chuỗi ngày “đen tối” của TTF vẫn chưa dừng tại đây khi vừa qua, trong thuyết minh giá vốn 6 tháng đầu năm 2016 của Công ty bất ngờ xuất hiện khoản mục hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê lên tới 980 tỷ đồng.

Chính vì vậy, Công ty kiểm toán EY đã phải điều chỉnh thẳng vào chi phí giá vốn quý II/2016 của TTF khiến cho giá vốn trong 6 tháng tăng vọt lên 1.690 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu. Do đó, TTF lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng.

Ngoài những mã trên, tuần qua, thị trường cũng đón nhận sự lao dốc của khá nhiều cổ phiếu đầu cơ như HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai, VHG của CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam, HAR của CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền, OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương với mức giảm trên dưới 20%.

Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE

Giá ngày 5/8

Giá ngày 29/7

Biến động (%)

TTF

16.1

23.1

-30,3

DRH

38.7

53

-26,98

QBS

6

8.2

-26,83

TMT

21.7

28.8

-24,65

OGC

1.8

2.3

-21,74

TSC

4.1

5.2

-21,15

VHG

3

3.8

-21,05

HAG

5.1

6.4

-20,31

ATA

2.4

3

-20

HAR

4.5

5.6

-19,64

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục