Tuần qua, dù tâm lý nhà đầu tư khá lo ngại về rủi ro thị trường điều chỉnh sau những phiên tăng liên tiếp cùng thanh khoản sụt giảm, nhưng các chỉ số chung của thị trường vẫn tiếp tục tăng điểm. Đáng kể, qua 4 phiên giao dịch trong tuần, VN-Index đã chính thức lập lại cột mốc quan trọng 800 điểm sau khoảng 10 năm theo đuổi.
Kết thúc tuần, VN-Index đã tăng 12,47 điểm (+1,6%) lên mức 801,2 điểm, trong khi HNX-Index có phần kém khởi sắc hơn khi chỉ tăng nhẹ 0,11 điểm (+0,1%), kết tuần tại mức 103,92 điểm.
Mặc dù thị trường không thực sự bùng nổ với sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử qua các phiên giao dịch, nhưng sự bứt phá của nhóm cổ phiếu bluechip với những tay to như SAB, GAS, MSN… trở thành trụ cột nâng đỡ, giúp VN-Index bay qua vùng đỉnh khó khăn. Chính vì vậy, dù “khá nặng” nhưng các cổ phiếu này cũng đã có mặt trong nhóm top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.
Điển hình là cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Với 4 phiên tăng liên tiếp khá mạnh, giá cổ phiếu SAB đã leo lên mức đỉnh mới 281.700 đồng/Cp khi đóng cửa phiên cuối tuần 8/9, với tổng cộng mức tăng cả tuần hơn 10%, đứng ở vị trí thứ 4 của bảng.
Được biết, trong tuần qua, CTCK TP. HCM đã đưa ra thông tin liên quan đến việc bán cổ phần tại Sabeco. Cụ thể, Nhà nước sẽ bán 53,59% cổ phần tại Sabeco và nhiều khả năng phương thức bán sẽ là đấu giá.
HSC đặt giả thiết nếu việc bán cổ phần Nhà nước thực hiện theo cách thức tương tự thương vụ bán cổ phần của SCIC tại Vinamilk, khi đó sẽ có một phiên đấu giá một lượng cổ phiếu nhỏ được thực hiện để xác định giá bán. Sau đó các đợt bán tiếp theo sẽ được thực hiện vào những năm sau.
“Nhiều công ty bia trong khu vực và thế giới như Asahi; CUB & Heineken đều tỏ ra quan tâm mua vào cổ phần của Sabeco. Mặc dù vậy thị trường vẫn đồn đoán rằng một doanh nghiệp trong khu vực như Thai Beverage có thể có lợi thế hơn”, HSC cho biết.
Cũng thuộc top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường và có ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến chỉ số VN-Index, MSN của CTCP Tập đoàn Masan đã có tuần giao dịch khởi sắc. Dù điều chỉnh nhẹ trong phiên đầu tuần ngày 5/9, nhưng những phiên hồi phục tích cực, đặc biệt là 2 phiên cuối tuần đã giúp giá cổ phiếu MSN cũng có mức tăng hơn 10% và đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng.
Theo Nghị quyết HĐQT mới đây, Masan đã thông qua phương án góp thêm tối đa 6.500 tỷ đồng để tăng vốn cho Công ty TNHH Tầm nhìn Masan từ 6.617 tỷ đồng lên tối đa 13.117 tỷ đồng.
Masan Horizon là công ty con sở hữu trực tiếp bởi Tập đoàn Masan (nắm 99,9% vốn), được thành lập từ năm 2010. Công ty hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý đầu tư. Masan Horizon được thành lập nhằm tiếp quản lại mỏ Núi Pháo khi Masan mua lại dự án này từ Dragon Capital.
Tuy nhiên, cổ phiếu thị trường có tính đầu cơ cao là QCG của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai lại dẫn đầu bảng với mức tăng hơn 24% khi có 4 phiên tăng mạnh liên tiếp, trong đó 2 phiên cuối tuần tăng trần.
Một trong những nguyên nhân giúp QCG khởi sắc trong tuần qua là do Công ty mới công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên với lợi nhuận hợp nhất tăng 14 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 5-8/9
Mã |
Giá ngày 8/9 |
Giá ngày 1/9 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 8/9 |
Giá ngày 1/9 |
Biến động giảm (%) |
QCG |
21.25 |
17.1 |
24,27 |
HTT |
7.28 |
9.1 |
-20 |
D2D |
46 |
40 |
15 |
SGT |
7.8 |
8.69 |
-10,24 |
CLW |
21.25 |
18.5 |
14,86 |
VTB |
16 |
17.8 |
-10,11 |
SAB |
281.7 |
254.5 |
10,69 |
HAI |
9.98 |
11.1 |
-10,09 |
ANV |
7.35 |
6.65 |
10,53 |
SVC |
45.3 |
50 |
-9,4 |
MSN |
53.2 |
48.2 |
10,37 |
PGD |
41.9 |
45.35 |
-7,61 |
SII |
23.95 |
21.75 |
10,11 |
VHC |
45.2 |
48.7 |
-7,19 |
PAC |
51.3 |
47 |
9,15 |
PPI |
2.77 |
2.98 |
-7,05 |
MCG |
4.33 |
3.99 |
8,52 |
STT |
9.86 |
10.6 |
-6,98 |
VHG |
1.93 |
1.78 |
8,43 |
CMV |
18.8 |
20.2 |
-6,93 |
Trong khi đó, HTT của CTCP Thương mại Hà Tây mới chỉ chào sàn HOSE vào đầu tháng 7 vừa qua. Sau những phiên gia nhập thị trường tích cực, cổ phiếu HTT đã quay đầu giảm điểm và có những phiên giao dịch khá tiêu cực với sắc xanh mắt mèo. Tính chung trong 3 tháng qua, từ mức giá chào sàn 15.100 đồng/CP, cổ phiếu HTT đã giảm gần 52% xuống còn 7.280 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 8/9).
Riêng tuần qua, HTT cũng đón nhận 4 phiên giảm liên tiếp với tổng cộng mức giảm 20%, đã trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần.
Các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng có mức giảm trên dưới 10%. Trong đó, SGT, VTB và HAI đứng ở vị trí tiếp theo với cùng mức giảm 10%.
Trên sàn HNX, cũng không có mã nào có mức tăng giá đến 50%.
Trong đó, ATS của Công ty cổ phần Suất ăn công nghiệp Atesco là quán quân của bảng xếp hạng, với mức tăng đạt hơn 39% khi đón nhận 4 phiên tăng mạnh liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng trần.
Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu CET của Công ty cổ phần Tech-Vina. Sau những phiên chào sàn khoe sắc tím vào cuối tháng 7, cổ phiếu CET đã liên tiếp quay đầu giảm sâu trong tháng 8. Tuy nhiên, cổ phiếu này đã hồi phục khá tốt trong những phiên giao dịch đầu tháng 9.
Với 4 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên đầu tuần 5/9 tăng trần, đã kéo giá cổ phiếu CET từ mức 6.900 đồng/CP lên mức 8.700 đồng/Cp, tương ứng tăng 26%. Cùng với đó, giao dịch cổ phiếu CET cũng có phần sôi động hơn với các phiên khớp một vài trăm đơn vị, trong đó phiên cuối tuần 8/9 khớp 430.800 đơn vị, cao nhất từ khi niêm yết.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 5-8/9
Mã |
Giá ngày 8/9 |
Giá ngày 1/9 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 8/9 |
Giá ngày 1/9 |
Biến động giảm (%) |
ATS |
23.1 |
16.6 |
39,16 |
NGC |
7.3 |
9 |
-18,89 |
CET |
8.7 |
6.9 |
26,09 |
DPC |
13.6 |
16.4 |
-17,07 |
DC2 |
10 |
8 |
25 |
HLC |
7.5 |
9 |
-16,67 |
CTT |
8.8 |
7.3 |
20,55 |
PCE |
12.2 |
14 |
-12,86 |
KSQ |
2.6 |
2.2 |
18,18 |
KHL |
0.7 |
0.8 |
-12,5 |
MST |
15.3 |
13 |
17,69 |
KSK |
1.5 |
1.7 |
-11,77 |
CTX |
19.2 |
16.6 |
15,66 |
CMC |
6.3 |
7.1 |
-11,27 |
VC1 |
20.5 |
18 |
13,89 |
SGD |
12.6 |
14.1 |
-10,64 |
SPI |
6.6 |
5.8 |
13,79 |
HLY |
16 |
17.9 |
-10,62 |
TKC |
26.9 |
23.8 |
13,03 |
DLR |
13.5 |
15 |
-10 |
Ở chiều ngược lại, NGC của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền sau 13 phiên liên tiếp nằm bất động ở mốc tham chiếu, đã bắt đầu có giao dịch trong những phiên đầu tháng 9.
Dù giao dịch khá nhỏ giọt với lượng khớp chỉ 100-300 đơn vị, nhưng 2 phiên đầu tuần ngày 5-6/9 giảm sàn, khiến NGC trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua, với mức giảm 18,89%.
Đáng chú ý, các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng có khoảng cách không quá xa với mức giảm giá từ 10-19%. Trong đó, DLR của Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt đứng cuối bảng, với mức giảm 10%.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu DFC của Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh đã có một tuần giao dịch khởi sắc. Cùng với những phiên có thanh khoản lên tới 1-2 triệu đơn vị, tuần qua, DFC đã đón nhận 3 phiên tăng trần và duy nhất phiên 6/9 đứng giá tham chiếu, giúp giá cổ phiếu tăng 18.600 đồng/CP, tương ứng tăng 74,1% và là quán quân của bảng xếp hạng.
Thông tin giúp DFC nổi sóng trong tuần qua có thể đến từ việc UBND TP. Hà Nội thoái 3,6 triệu cổ phiếu DFC, tương đương 60% vốn điều lệ công ty từ ngày 5/9 đến ngày 20/9.
Trong tuần qua, sàn UPCoM đón nhận 2 “tân binh” là BDT của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đồng Tháp và NHH của CTCP Nhựa Hà Nội cũng đã góp mặt trong bảng xếp hạng. Trong đó, BDT có 3 phiên giao dịch với tổng mức tăng 56,6%, đứng ở vị trí thứ 4, còn NHH chỉ giao dịch duy nhất phiên cuối tuần 8/9 với mức tăng 36,36%, đứng ở vị trí 7.
Bên cạnh đó, TPS của CTCP Bến bãi Vận tải Sài Gòn với việc điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày 5/9, ngày giao dịch không hưởng quyền bán cổ phiếu ưu đãi tỷ lệ 1:2,125, cũng có tên trong bảng xếp hạng với mức tăng 30,9%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 5-8/9
Mã |
Giá ngày 8/9 |
Giá ngày 1/9 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 8/9 |
Giá ngày 1/9 |
Biến động giảm (%) |
DFC |
43.7 |
25.1 |
74,1 |
CCR |
20.8 |
28.6 |
-27,27 |
RGC |
5.6 |
3.4 |
64,71 |
KHD |
7.5 |
10.3 |
-27,18 |
VCT |
3.2 |
2 |
60 |
ART |
20 |
27.1 |
-26,2 |
BDT* |
16.6 |
10.6 |
56,6 |
HSI |
1.8 |
2.4 |
-25 |
YTC |
40 |
27 |
48,15 |
BRR |
10 |
13 |
-23,08 |
TNM |
4.3 |
3.1 |
38,71 |
HU4 |
5.1 |
6.4 |
-20,31 |
NHH* |
90 |
66 |
36,36 |
AVF |
0.4 |
0.5 |
-20 |
TPS* |
24.4 |
18.64 |
30,9 |
SDJ |
8.5 |
10.5 |
-19,05 |
HND |
10 |
8.3 |
20,48 |
CNN |
13.6 |
16.6 |
-18,07 |
MSR |
18.1 |
15.1 |
19,87 |
DHD |
23.1 |
28.1 |
-17,79 |
Trái lại, CCR của CTCP Cảng Cam Ranh là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn UPCoM. Với 2 phiên giảm sàn và 2 phiên đứng giá tham chiếu, giá cổ phiếu CCR đã giảm từ mức 28.600 đồng/CP xuống mức 20.800 đồng/CP, tương ứng giảm 27,27%.
Tương tự, KHD của CTCP Khai thác, Chế biến khoáng sản Hải Dương cũng có cùng cảnh ngộ khi đón nhận 2 phiên giảm sàn và 2 phiên đứng giá, với tổng mức giảm hơn 27% và đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.
Đáng chú ý, cổ phiếu ART của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex tiếp tục bị chốt lời mạnh trong tuần qua. Sau chuỗi ngày dài khoe sắc tím từ ngày chào sàn (2/8/2017), giúp ART leo lên mức đỉnh 36.500 đồng/CP, cổ phiếu này đã liên tiếp bị bán mạnh từ cuối tháng 8.
Trong tuần qua, ART đã có 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, đẩy giá cổ phiếu từ mức 27.100 đồng/CP xuống 20.000 đồng/CP, tương ứng giảm 26,2%. Tuy nhiên, so với mức giá chào sàn 7.000 đồng/CP, trong hơn 1 tháng qua, ART vẫn có mức tăng đáng nể gần 186%.