Điểm mặt những cổ phiếu tăng nóng trong tháng 8/2017

(ĐTCK) Trong tháng 8, mặc dù các chỉ số chung của thị trường chỉ có mức biến động nhẹ, nhưng cùng với việc chào đón các “tân binh” lớn, nhiều cổ phiếu trên 3 sàn đã có cú bứt phá mạnh khi tăng giá gấp 2-3 lần, thậm chí có mã gấp gần 4 lần.
Điểm mặt những cổ phiếu tăng nóng trong tháng 8/2017

Sau hơn 17 năm thành lập, từ lúc sơ khai chỉ với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM, đến tháng 8/2017, thị trường đã có với 1.340 thành viên. Tròn đó, trên sàn HOSE có 340 cổ phiếu chính thức niêm yết, và sàn HNX đã cán mốc 1.000 cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch gồm 379 mã niêm yết và 621 mã đăng ký giao dịch.

Chỉ tính riêng trong tháng 8 này, sàn HOSE đã có 4 “tân binh” gia nhập gồm PLP, VND, VDP và VPB, đặc biệt sự góp mặt của cổ phiếu VBP đã làm thị trường biến động mạnh ngay trong ngày chào sàn khi thanh khoản toàn thị trường và giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đã có những đột biến mạnh.

Cùng với việc ghi nhận là cổ phiếu ngân hàng có thị giá khá đắt trên cả 3 sàn, chỉ sau Vietcombank, VPB cũng là ngân hàng có vốn hóa lớn, đứng thứ 12 trên toàn thị trường và đứng thứ 4 trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, sau 3 ông lớn là Vietcombank, BIDV, Vietinbank.

Bên cạnh đó, sàn HNX cũng đón nhận thêm 24 mã mới gồm cổ phiếu DS3 niêm yết ngày 21/8 và 23 mã đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Không chỉ số thành viên trên thị trường ngày càng đông lên, các cổ phiếu mới niêm yết trong thời gian gần đây cũng đã ghi lại những dấu ấn mạnh trên thị trường với sự tăng vọt giá trong chuỗi ngày dài từ khi chào sàn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho thị trường.

Trong tháng 8 vừa qua, trên sàn HOSE đã đón nhận 4 tân binh, trong đó có 2 mã lớn là PLP và VDP lọt bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất. Đặc biệt là PLP của CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê chào sàn từ ngày 21/8.

Chỉ với 9 phiên giao dịch và liên tiếp khoác áo tím, giá cổ phiếu PLP đã tăng đột biến gấp hơn 2 lần từ mức chào sàn 12.000 đồng/CP lên mức 24.600 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 31/8), tương ứng tăng 105%, đã trở thành quán quân trong tháng qua.

Trong khi đó, VDP của CTCP Dược phẩm Trung ương Vidipha dù “ra đời” sớm hơn PLP một tuần, nhưng sau những phiên tăng trần ngày chào sàn, cổ phiếu này đã bị chốt lời và quay đầu giảm điểm khiến đà tăng bị thu hẹp. Như vậy, trong nửa tháng 8 (từ 15-31/8), cổ phiếu VDP đã tăng 38,52% và đứng ở vị trí thứ 4.

Đáng chú ý, mặc dù khá “nặng” nhưng với việc ròng rã tăng điểm, chỉ duy nhất 1 phiên điều chỉnh ngày 10/8, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros cũng góp mặt trong bảng xếp hạng khi đứng ở vị trí thứ 10 với mức tăng hơn 21%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE trong tháng 8

Giá ngày 31/8

Giá ngày 31/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 31/8

Giá ngày 31/7

Biến động giảm (%)

PLP*

24.6

12

105

HAI

10.4

15.1

-31,13

TDG

14.35

9.3

54,3

TNI

6.94

9.99

-30,53

DTL

26

18

44,44

SKG

33

45.5

-27,47

VDP*

39.2

28.3

38,52

EVG

8.61

11.8

-27,03

PNC

15.15

11.75

28,94

ANV*

12.45

16.9

-26,33

FIT

11.8

9.3

26,88

QCG

17

22.75

-25,28

OGC

2.78

2.2

26,36

TNT

4.1

5.4

-24,07

KAC

18.2

14.65

24,23

CMX

4.53

5.83

-22,3

ATG

3.86

3.16

22,15

SGT

8.8

11.3

-22,12

ROS

111

91.5

21,31

HT1

14.75

18.85

-21,75

Trong khi đó, HAI của Công ty Cổ phần Nông dược H.A.I sau tháng 7 liên tiếp khoác áo tím đã chịu áp lực bán tháo và quay đầu nằm sàn khiến giá cổ phiếu này sụt giảm mạnh. Tính trong tháng 8, cổ phiếu HAI đã giảm hơn 31% từ mức giá 15.100 đồng/CP xuống sát mệnh giá 10.400 đồng/CP.

Tương tự, cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt cũng đã liên tiếp giảm điểm do chịu áp lực bán ra khá mạnh sau đợt tăng liên tiếp trong tháng 7. Tuy nhiên, ngày 9/8, cổ phiếu ANV đã thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu từ mức 16.850 đồng/CP xuống mức 8.500 đồng/CP để phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10:9, vì vậy, thứ hạng của cổ phiếu này đã có sự điều chỉnh, đứng ở thứ 5 trong bảng xếp hạng.

Ngoại trừ HAI, biên độ của các cổ phiếu còn lại trong top 10 mã giảm mạnh nhất tháng không chênh nhau quá lớn từ 20-30%.

Trên sàn HNX, cổ phiếu SGH của Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn dù chủ yếu đứng bất động trong nửa cuối tháng 8 nhưng chuỗi ngày khởi sắc ở nửa đầu tháng đã góp sức đưa cổ phiếu này trở thành quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng 71%.

Bên cạnh đó, nhiều mã trên sàn cũng có mức tăng trưởng hơn 50% như ATS của Công ty cổ phần Suất ăn công nghiệp Atesco, TH1 của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam, PIV của CTCP PIV.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX trong tháng 8

Giá ngày 31/8

Giá ngày 31/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 31/8

Giá ngày 31/7

Biến động giảm (%)

SGH

39.5

23.1

71

HLC

9

27.5

-67,27

ATS

18

10.9

65,14

CET

6.8

17.9

-62,01

PIV*

43.7

27.14

61,02

DZM

5.7

9

-36,67

TH1

11.1

7.2

54,17

CMC

7.1

11.1

-36,04

FDT

46.5

32

45,31

PDC

4.3

6.5

-33,85

MST

13.2

9.2

43,48

SDH

1.9

2.7

-29,63

PCE

15.5

11

40,91

TPP

12.9

18.1

-28,73

VIE

6.3

4.5

40

TMB

6.5

9.1

-28,57

OCH

12

8.9

34,83

UNI

5.1

6.8

-25

VTJ

9.9

7.4

33,78

PMS

19

25.3

-24,9

Ở chiều ngược lại, HLC của CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin là cổ phiếu giảm mạnh nhất tháng. Chỉ với 4 phiên tăng và 14 phiên giảm, trong đó có tới 11 phiên giảm sàn, giá cổ phiếu HLC đã giảm mạnh từ mức 27.500 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 31/7) xuống còn 9.000 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 31/8).

Mặc dù bức tranh kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2017 của HLC có mức tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt như tính đến 30/6/2017, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty lên tới gần 14 lần.

Bên cạnh đó ngành than còn phải đối mặt với những khó khăn về điều kiện thời tiết và địa chất xuống sâu, phức tạp, đặc biệt khi bước vào quý III thường là thời điểm khó khăn nhất vì mưa nhiều. Ngoài ra doanh nghiệp than còn gặp thách thức trong việc tuyển dụng, giữ chân thợ lò.

Sàn UPCoM vẫn là “đất” hội tụ của những mã tăng đột biến. Trong đó, cùng với các tân binh khác trên sàn HOSE, cổ phiếu ART của CTCP Chứng khoán Artex đã có màn chào sàn ấn tượng nhất.

Với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế 46,7 tỷ đồng, ART cũng đã có chỗ đứng trong làng chứng khoán khi lọt vào top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất trên HOSE trong quý I và tiếp tục vươn lên vị trí thứ 7 trong quý II khi tăng thị phần từ 3,52% lên mức 5,9%.

Trong tháng gia nhập thị trường (từ 2-31/8), cổ phiếu ART đã có 15 phiên tăng trần và 5 phiên giảm điểm, đẩy giá cổ phiếu từ mức giá 7.000 đồng/CP lên mức 27.100 đồng/CP, tương ứng tăng tới hơn 287%.

Cũng có phần lớn các phiên trong tháng khoác áo tím dù khối lượng giao dịch chỉ một vài trăm đơn vị trên mỗi phiên nhưng GER của Công ty Cổ phần Thể thao Ngôi sao Geru cũng có bứt mạnh trong tháng qua khi tăng tới hơn 243% từ mức giá 1.600 đồng/CP lên mức 5.500 đồng/CP.

Ngoài mức tăng đột biến gấp tới hơn 3 lần, thậm chí gần 4 lần của GER và ART, trên sàn UPCoM còn có SDJ của Công ty Cổ phần Sông Đà 25 cũng có mức giá gấp hơn 2 lần trong tháng qua.

Các mã còn lại trong bảng xếp hạng đều có mức tăng trên 60%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM trong tháng 8

Giá ngày 31/8

Giá ngày 31/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 31/8

Giá ngày 31/7

Biến động giảm (%)

ART*

27.1

7

287,14

RGC

3.4

18.7

-81,82

GER

5.5

1.6

243,75

CID

3.2

12.8

-75

SDJ

12.1

5.2

132,69

DAR

3.8

13.2

-71,21

DGT

14.5

7.8

85,9

HKP

4.9

15.3

-67,97

MIC

4.6

2.5

84

KHD

10.3

26

-60,39

TAW

20

11

81,82

SVG

3.8

8.5

-55,29

VCT

1.8

1

80

LLM

9.8

21

-53,33

PEQ

20.1

11.7

71,79

MLN

5

10

-50

EME

18.8

11

70,91

CCR

33.6

65.8

-48,94

HBD

18.3

11.2

63,39

CPI

3.1

5.9

-47,46

Trái lại, RGC của Công ty cổ phần Đầu tư PV – Inconess chào sàn từ giữa tháng 6/2017, đã có diễn biến khá tiêu cực trong tháng qua khi liên tiếp nằm sàn. Chỉ với 2 phiên tăng và 14 phiên giảm mạnh, trong đó có tới 11 phiên giảm sàn, đã đẩy giá cổ phiếu từ mức 18.700 đồng/CP xuống chỉ còn 3.400 đồng/CP, tương ứng giảm 81,82%.

Đứng ở vị trí thứ 2, cổ phiếu CID của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng cũng liên tiếp khoác áo xanh mắt mèo với tổng mức giảm trong tháng qua lên tới 75%. Tiếp đó, DAR của Công ty Cổ phần Xe lửa Dĩ An có mức giảm hơn 71%.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục