Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu đầu cơ vào sóng mới

(ĐTCK) Sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường hồi phục sau 2 tuần điều chỉnh liên tiếp. Trong đó đáng chú ý là nhóm cổ phiếu đầu cơ với nhiều mã tỏa sáng và bước vào cuộc đua mới.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu đầu cơ vào sóng mới

Mặc dù thị trường vẫn đón nhận những nhịp điều chỉnh khá mạnh nhưng sự hồi phục tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp các chỉ số đều có một tuần tăng điểm, trong đó VN-Index đã dành lại mốc 770 điểm.

Cụ thể tổng kết tuần, sàn HOSE có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, VN-Index tăng 2,66 điểm (+0,3%) lên 771,63 điểm; còn sàn HNX tích cực hơn với 4 phiên tăng và duy nhất 1 phiên giảm ngày 22/8, chỉ số HNX-Index tăng 1,81 điểm (+1,8%) lên 102,64 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường giảm đáng kể do không còn giao dịch đột biến với VPB như tuần trước đó.

Bên cạnh sự hỗ trợ khá tốt của các cổ phiếu lớn gồm ngân hàng, dầu khí và các mã vốn hóa lớn, tuần qua nhiều mã thị trường cũng đã nổi sóng nhờ sự trở lại sôi động của dòng tiền đầu cơ.

Điển hình là FLC của CTCP Tập đoàn FLC. Với thông tin Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết đã mua thành công 20 triệu cổ phiếu FLC và dành lại vị trí người giàu nhất thị trường chứng khoán, cổ phiếu này đã có những phiên giao dịch khủng ngay sau đó với sắc tím vững chắc cùng khối lượng khớp liên tiếp lập kỷ lục kể từ ngày chào sàn.

Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 2 phiên cuối tuần tăng trần, đã kéo giá cổ phiếu FLC từ mức 7.110 đồng/CP lên mức 8.570 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 20%. Tổng khối lượng giao dịch của FLC cả tuần lên tới hơn 205 triệu đơn vị, tương ứng bình quân đạt hơn 41 triệu đơn vị/phiên.

Bên cạnh đó, cặp cha con FIT – DCL cũng đã lọt vào bảng xếp hạng trong tuần qua với những phiên tăng điểm khá tốt, trong đó FIT tăng 19,7% còn DCL tăng gần 10%.

Được biết, trong tuần qua, SCIC đã báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2017 với thông tin góp vốn thành lập một công ty dược phẩm sản xuất thuốc trung ương – CTCP Thuốc ung thư Benovas.

Theo đăng ký kinh doanh, Benovas có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, có các cổ đông sáng lập là CTCP Đầu tư Dũng Tâm (nắm 16%), SCIC nắm 29% và CTCP Dược phẩm Cửu Long (DCL) nắm 55% - là công ty mẹ. Tổng giám đốc CTCP Thuốc ung thư Benovas là ông Nguyễn Văn Sang - Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn F.I.T (FIT) kiêm Chủ tịch HĐQT của DCL. CTCP Đầu tư Dũng Tâm cũng đang là cổ đông lớn nhất tại FIT với tỷ lệ sở hữu 30,27%. Còn FIT là công ty mẹ sở hữu 71,7% vốn điều lệ của Dược Cửu Long.

Tuy nhiên, quán quân của bảng xếp hạng lại là “tân binh” PLP của CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê. Với 5 phiên giao dịch đầu tiên đều tăng trần, giá cổ phiếu PLP đã tăng 56,67% trong tuần qua. Tuy vậy, thanh khoản của cổ phiếu này khá nhỏ giọt với khối lượng khớp lệnh trong mỗi phiên chỉ đạt 100-200 đơn vị.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 21-25/8

Giá ngày 25/8

Giá ngày 18/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 25/8

Giá ngày 18/8

Biến động giảm (%)

PLP*

18.8

12

56,67

SKG

31.5

39.7

-20,66

FLC

8.57

7.11

20,53

HAR

11.25

13.85

-18,77

FIT

11.85

9.9

19,7

BTT

31.05

37.6

-17,42

TDG

14.3

12.6

13,49

EVG

8.36

10

-16,4

PTC

5.85

5.21

12,28

HT1

15

17.7

-15,25

KAC

17.9

16.2

10,49

KPF

5.8

6.7

-13,43

DCL

25.4

23.1

9,96

CIG

2.7

3.1

-12,9

VPK

7.57

6.89

9,87

VND

20.45

23.4

-12,61

DTL

20.5

18.8

9,04

QBS

9.1

10.3

-11,65

BRC

12.4

11.4

8,77

CMX

4.79

5.4

-11,3

Trong khi đó, SKG của Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang lại là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE. Với 5 phiên liên tiếp giảm điểm, trong đó có phiên 24/8 giảm sàn, đã đẩy giá cổ phiếu SKG từ mức 39.700 đồng/CP xuống mức 31.500 đồng/CP, tương ứng giảm 20,66%.

Nguyên nhân khiến SKG lao dốc mạnh là do thông tin Công ty bị Chi cục thuế Phú Quốc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế với tổng số tiền hơn 57 tỷ đồng.

Trước khi chính thức công bố thông tin xử phạt thuế, các lãnh đạo chủ chốt của Công ty đã liên tiếp đăng ký bán ra cổ phiếu SKG, đáng kể Kế toán trưởng Lưu Hải Anh đã nhanh chóng bán ra gần hết lượng cổ phiếu nắm giữ. Chính vì vậy, cổ phiếu này đã đón nhận những phiên giảm mạnh, tính từ đầu năm đến nay, SKG đã giảm tới gần 40%.

Ngoại trừ SKG có mức giảm trên 20%, còn lại các mã khác trong bảng xếp hạng đều có mức biến động giảm trong khoảng 10-20%.

Trên sàn HNX, cổ phiếu DS3 của CTCP Quản lý Đường sông số 3 cũng mới chào sàn trong tuần này, tuy nhiên với những phiên đầu tiên giao dịch tăng kịch trần, cổ phiếu này đã trở thành quán quân trong tuần qua với mức tăng đạt 41,67%.

Được biết, DS3 tiền thân là Đoạn quản lý Đường sông số 3 được thành lập từ năm 1964. Năm 2006, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 18,34 tỷ đồng. Sau đó 10 năm, tức năm 2016, Công ty đã tăng vốn lên 106,7 tỷ đồng, đây cũng là mức vốn hiện nay của DS3.

Đứng ở vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng là FDT của Công ty cổ phần Fiditour và CCM của CTCP Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ với mức tăng cùng đạt hơn 32%. Còn lại, các cổ phiếu có mức tăng trên dưới 20%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 21-25/8

Giá ngày 25/8

Giá ngày 18/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 25/8

Giá ngày 18/8

Biến động giảm (%)

DS3*

17

12

41,67

C92

8.7

11.7

-25,64

FDT

46.5

35

32,86

TMB

7.1

9

-21,11

CCM

50.8

38.4

32,29

CMC

7.2

9

-20

MST

13.8

11.3

22,12

STP

6.1

7.4

-17,57

L14

87.3

71.8

21,59

MLS

14.5

17

-14,71

TV3

37.9

31.3

21,09

HCT

13.1

14.9

-12,08

VGP

25.6

21.2

20,75

SAP

10.4

11.8

-11,86

VXB

12.9

10.8

19,44

VAT

4.7

5.3

-11,32

SVN

3.7

3.1

19,35

LCS

2.4

2.7

-11,11

VIE

6.3

5.3

18,87

LUT

2.6

2.9

-10,35

Ở chiều ngược lại, C92 của CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 sau 2 tuần liên tiếp thăng hoa đã chịu áp lực bán và quay đầu giảm mạnh trong tuần qua. Với 2 phiên đứng giá vào đầu tuần và 3 phiên giảm sàn liên tiếp sau đó, giá cổ phiếu C92 đã giảm 3.000 đồng/CP, tương ứng giảm 25,64% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần.

Tương tự, TMB của CTCP Kinh doanh than Miền Bắc – Vinacomin cũng có 2 phiên đứng giá và 3 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, cổ phiếu này đã giảm hơn 21% và đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.

Được biết, mới đây, TMB đã nhận quyết định bị đưa vào diện cảnh báo do Công ty vi phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên kể từ ngày 1/1/2017.

Trên sàn UPCoM, sau tuần “nghỉ ngơi” cổ phiếu ART của CTCK Artex đã trở lại trường đua khi tiếp tục được kéo lên trần trong 5 phiên liên tiếp tuần qua, tổng cộng giá cổ phiếu ART đã tăng 97,3% và dành lại vị trí quán quân.

Không chỉ giá tăng mạnh, giao dịch cổ phiếu ART tuần qua cũng sôi động với những phiên khớp trên dưới 1 triệu đơn vị và liên tiếp dẫn đầu thanh khoản trên sàn UPCoM.

Như vậy, chỉ tính trong gần 1 tháng đăng ký giao dịch (từ ngày 2/8), giá cổ phiếu ART đã tăng tới 630% từ mức giá tham chiếu 5.000 đồng/CP lên mức 36.500 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 25/8).

Cũng có mức tăng vượt trội đạt 71,43% và đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là VCT của CTCP Tư vẫn Xây dựng Vinaconex, đã đón nhận 5 phiên tăng trần liên tiếp trong tuần qua.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 21-25/8

Giá ngày 25/8

Giá ngày 18/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 25/8

Giá ngày 18/8

Biến động giảm (%)

ART

36.5

18.5

97,3

RGC

3.1

5.4

-42,59

VCT

1.2

0.7

71,43

GTD

12.1

20

-39,5

VNX

3

2.2

36,36

HCI

6.2

10.1

-38,61

VIM

12.5

9.4

32,98

EME

15.1

23.8

-36,56

CKD

15.5

11.7

32,48

VNI

6.3

9.3

-32,26

NED

6.7

5.3

26,42

PNT

8.2

11.9

-31,09

GER

6

4.8

25

MLN

6.9

10

-31

KSV

12

9.6

25

LLM

15.3

22

-30,46

KSC

0.5

0.4

25

DAR

4.4

6.3

-30,16

ABC

20.1

16.5

21,82

YBC

13.7

18.9

-27,51

Trái lại, RGC của Công ty cổ phần Đầu tư PV – Inconess tiếp tục là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua lên tới hơn 42%, khi có tới 5 phiên giảm mạnh liên tiếp, trong đó có 3 phiên đầu tuần giảm sàn.

Đứng ở vị trí tiếp theo, GTD của Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình và HCI của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội có cùng cảnh ngộ là sau chuỗi ngày dài không có giao dịch (hơn 25 phiên liên tiếp) và phiên giảm sàn duy nhất trong tuần qua, đã khiến cặp đôi này có mức giảm tương ứng 39,5% và 38,61%.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục