Ngày 27/6, tại trụ sở UBND TP. HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo TP. HCM về tình hình kinh tế-xã hội, tập trung vào các cơ chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển của đầu tàu kinh tế của cả nước.
Dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam và lãnh đạo 18 bộ, ngành.
Đầu tàu cần nguồn năng lượng mới
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, 6 tháng đầu năm, kinh tế Thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 7,47%, xuất khẩu tăng 8%, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,9%. Tình hình thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt khá. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 125.000 tỷ đồng, tăng trên 9%.
“Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã tập trung mọi nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể là gặp gỡ từng hiệp hội doanh nghiệp, trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về vốn, thủ tục đầu tư, thuế, hải quan…”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết. “Dự kiến Thành phố sẽ dành khoảng 1.000 tỷ đồng cho Quỹ khởi nghiệp”. Thành phố phấn đấu đến năm 2020, tăng ít nhất gấp đôi số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay (170.000 doanh nghiệp).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố phát huy vai trò đầu tàu, phát triển nhanh và bền vững, lãnh đạo TPHCM có 7 nhóm đề xuất, kiến nghị về phân cấp, ủy quyền; cơ chế tài chính đặc thù; về tổ chức, bộ máy; về đầu tư hệ thống kết cấu, hạ tầng; xử lý nhà, đất do các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố; về địa điểm đặt trụ sở của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; về bảo đảm an ninh trật tự.
Cụ thể, về phân cấp, ủy quyền, TP. HCM kiến nghị phân cấp mạnh cho Thành phố thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số ngành – lĩnh vực cho phù hợp với đặc thù. Chẳng hạn về lĩnh vực phí và lệ phí, Thành phố đề xuất được thí điểm quy định một số khoản thu, khoản chi và lệ phí phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương như phí xăng dầu, phí môi trường, phí sử dụng bất động sản và chuyển nhượng bất động sản.
Về cơ chế đặc thù, TP. HCM đồng ý giữ nguyên tỉ lệ phần trăm để lại cho ngân sách Thành phố như hiện nay (23% kể từ năm 2017) nhưng kiến nghị Chính phủ giữ ổn định tỉ lệ này trong vòng 10 năm nhằm tạo điều kiện để Thành phố chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trung – dài hạn.
Về tổ chức bộ máy, TP. HCM xin được phép thí điểm thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. HCM trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng cho rằng, giải quyết cho Thành phố là giải quyết cho cả nước. “Đầu tàu cần nguồn năng lượng mới, không thể chạy bằng than đá, hơi nước được, thậm chí phải chạy bằng năng lượng nguyên tử thì mới nhanh được”, Bí thư Đinh La Thăng bày tỏ.
Tại cuộc làm việc, hoan nghênh các đề xuất, ý tưởng mang tính đột phá, chưa có tiền lệ của Thành phố, các ý kiến thành viên đoàn công tác đều thể hiện đồng tình, chia sẻ; khẳng định sẽ xem xét, giải quyết theo tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho Thành phố.
Các ý kiến cho rằng, TP. HCM đang đối diện nhiều vấn đề lớn của một đô thị đang phát triển mạnh mẽ như sức ép gia tăng dân số, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhất là đối diện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, Thành phố phải nhanh chóng rà soát lại quy hoạch tính tới biến đổi khí hậu.
Hiện, Thành phố chủ yếu lấy nước từ sông Đồng Nai nhưng do ô nhiễm, xâm nhập mặn nên nguồn nước có xu hướng cạn kiệt nên “từ bây giờ, phải tính toán phương án cấp nước thì mới kịp”, theo ý kiến của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Thành phố phải có mô hình kinh tế mới thì mới có động lực mới để phát triển khi không gian phát triển hiện nay gần như tới hạn, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói.
Dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam và lãnh đạo 18 bộ, ngành.
Đầu tàu cần nguồn năng lượng mới
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, 6 tháng đầu năm, kinh tế Thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 7,47%, xuất khẩu tăng 8%, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,9%. Tình hình thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt khá. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 125.000 tỷ đồng, tăng trên 9%.
“Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã tập trung mọi nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể là gặp gỡ từng hiệp hội doanh nghiệp, trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về vốn, thủ tục đầu tư, thuế, hải quan…”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết. “Dự kiến Thành phố sẽ dành khoảng 1.000 tỷ đồng cho Quỹ khởi nghiệp”. Thành phố phấn đấu đến năm 2020, tăng ít nhất gấp đôi số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay (170.000 doanh nghiệp).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố phát huy vai trò đầu tàu, phát triển nhanh và bền vững, lãnh đạo TPHCM có 7 nhóm đề xuất, kiến nghị về phân cấp, ủy quyền; cơ chế tài chính đặc thù; về tổ chức, bộ máy; về đầu tư hệ thống kết cấu, hạ tầng; xử lý nhà, đất do các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố; về địa điểm đặt trụ sở của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; về bảo đảm an ninh trật tự.
Cụ thể, về phân cấp, ủy quyền, TP. HCM kiến nghị phân cấp mạnh cho Thành phố thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số ngành – lĩnh vực cho phù hợp với đặc thù. Chẳng hạn về lĩnh vực phí và lệ phí, Thành phố đề xuất được thí điểm quy định một số khoản thu, khoản chi và lệ phí phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương như phí xăng dầu, phí môi trường, phí sử dụng bất động sản và chuyển nhượng bất động sản.
Về cơ chế đặc thù, TP. HCM đồng ý giữ nguyên tỉ lệ phần trăm để lại cho ngân sách Thành phố như hiện nay (23% kể từ năm 2017) nhưng kiến nghị Chính phủ giữ ổn định tỉ lệ này trong vòng 10 năm nhằm tạo điều kiện để Thành phố chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trung – dài hạn.
Về tổ chức bộ máy, TP. HCM xin được phép thí điểm thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. HCM trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng cho rằng, giải quyết cho Thành phố là giải quyết cho cả nước. “Đầu tàu cần nguồn năng lượng mới, không thể chạy bằng than đá, hơi nước được, thậm chí phải chạy bằng năng lượng nguyên tử thì mới nhanh được”, Bí thư Đinh La Thăng bày tỏ.
Tại cuộc làm việc, hoan nghênh các đề xuất, ý tưởng mang tính đột phá, chưa có tiền lệ của Thành phố, các ý kiến thành viên đoàn công tác đều thể hiện đồng tình, chia sẻ; khẳng định sẽ xem xét, giải quyết theo tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho Thành phố.
Các ý kiến cho rằng, TP. HCM đang đối diện nhiều vấn đề lớn của một đô thị đang phát triển mạnh mẽ như sức ép gia tăng dân số, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhất là đối diện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, Thành phố phải nhanh chóng rà soát lại quy hoạch tính tới biến đổi khí hậu.
Hiện, Thành phố chủ yếu lấy nước từ sông Đồng Nai nhưng do ô nhiễm, xâm nhập mặn nên nguồn nước có xu hướng cạn kiệt nên “từ bây giờ, phải tính toán phương án cấp nước thì mới kịp”, theo ý kiến của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Thành phố phải có mô hình kinh tế mới thì mới có động lực mới để phát triển khi không gian phát triển hiện nay gần như tới hạn, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
|
Nhất trí việc TP. HCM phải tập trung vào quy hoạch, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đặt vấn đề “không phải cứ trung tâm Thành phố là nhà chọc trời” và cho rằng Thành phố nên hướng tới phát triển các khu đô thị mới. Với 60% doanh nghiệp là tư nhân thì bên cạnh khuyến khích khởi nghiệp thì Thành phố phải quan tâm nuôi dưỡng doanh nghiệp, “không để tình trạng hôm nay có 1.000 DN đăng ký mới thì hôm sau lại có 1.000 DN giải thể”.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trong khuôn khổ thể chế, chính sách đã có thì Thành phố phải gương mẫu, đi đầu triển khai quyết liệt, “đã đi đầu rồi thì đi nhanh hơn nữa”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Thành phố đi đầu trong đề xuất các cơ chế, trước hết là thí điểm trước khi áp dụng mở rộng ra cả nước.
Nhìn ra khu vực và thế giới để phát triển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, TP. HCM là đầu tàu kinh tế không chỉ của vùng Đông Nam Bộ mà là của cả nước. “TP. HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, 6,6% dân số, nhưng lại chiếm tới 22% GDP, 30% ngân sách. Đặc biệt, sau 40 năm giải phóng, TP. HCM luôn đi đầu, đổi mới”, Thủ tướng nhấn mạnh và đánh giá cao kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng qua của TP. HCM.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục như tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn thấp so với mục tiêu đề ra, tuy đã có nhiều cải cách, cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn chưa như mong đợi của người dân, doanh nghiệp; phát triển vẫn còn dựa nhiều vào các ngành giá trị gia tăng thấp. “TP. HCM có diện tích lớn hơn Bangkok 30%, dân số tương đương nhưng tổng GDP tạo ra chỉ bằng 1/3 Bangkok. Lượng khách quốc tế đến Bangkok bằng 3,6 lần lượng khách quốc tế đến TP. HCM”, Thủ tướng so sánh để lưu ý rằng, so với tiềm năng lợi thế thì giá trị gia tăng, năng suất lao động của TP. HCM còn thấp so với yêu cầu. Bên cạnh đó, Thành phố chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu, triều cường, ô nhiễm môi trường, tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông còn cao… Tình trạng cướp giật tài sản, băng nhóm xã hội đen còn gây lo lắng cho người dân, du khách.
Cụ thể hóa tầm nhìn của TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh, đây phải là thành phố đổi mới, sáng tạo, có sức lan tỏa, làm động lực cho sự phát triển bền vững, là đầu tàu của cả nước trong tiến trình hội nhập sâu rộng, có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thành phố phải có ước mơ xa hơn, cao hơn, quyết tâm chính trị rõ hơn thì bước đi, sự tiến công vào các lĩnh vực mới mạnh mẽ, toàn diện, Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh: TP. HCM phải là hòn ngọc chiếu sáng Biển Đông bởi “nếu không đặt vấn đề cạnh tranh thì sẽ khó phát triển”.
Thủ tướng đưa ra 4 mục tiêu cho Thành phố là xây dựng thành phố thông minh, năng động, hiện đại với khả năng kết nối sâu sắc vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế, phải cạnh tranh được với các thành phố lớn của châu Á. Thứ hai, phát huy cho được vai trò của trung tâm nguồn lực chất lượng cao. Thứ ba, phải là điểm nhấn thu hút đầu tư và khởi nghiệp. Thứ tư, hướng tới nền kinh tế thị trường hài hòa, bền vững.
Từ đó, Thủ tướng đề nghị phải xây dựng cơ cấu kinh tế thông minh, lấy dịch vụ và công nghệ cao là mũi nhọn để phát triển toàn diện các giá trị sáng tạo trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trong khuôn khổ thể chế, chính sách đã có thì Thành phố phải gương mẫu, đi đầu triển khai quyết liệt, “đã đi đầu rồi thì đi nhanh hơn nữa”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Thành phố đi đầu trong đề xuất các cơ chế, trước hết là thí điểm trước khi áp dụng mở rộng ra cả nước.
Nhìn ra khu vực và thế giới để phát triển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, TP. HCM là đầu tàu kinh tế không chỉ của vùng Đông Nam Bộ mà là của cả nước. “TP. HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, 6,6% dân số, nhưng lại chiếm tới 22% GDP, 30% ngân sách. Đặc biệt, sau 40 năm giải phóng, TP. HCM luôn đi đầu, đổi mới”, Thủ tướng nhấn mạnh và đánh giá cao kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng qua của TP. HCM.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục như tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn thấp so với mục tiêu đề ra, tuy đã có nhiều cải cách, cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn chưa như mong đợi của người dân, doanh nghiệp; phát triển vẫn còn dựa nhiều vào các ngành giá trị gia tăng thấp. “TP. HCM có diện tích lớn hơn Bangkok 30%, dân số tương đương nhưng tổng GDP tạo ra chỉ bằng 1/3 Bangkok. Lượng khách quốc tế đến Bangkok bằng 3,6 lần lượng khách quốc tế đến TP. HCM”, Thủ tướng so sánh để lưu ý rằng, so với tiềm năng lợi thế thì giá trị gia tăng, năng suất lao động của TP. HCM còn thấp so với yêu cầu. Bên cạnh đó, Thành phố chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu, triều cường, ô nhiễm môi trường, tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông còn cao… Tình trạng cướp giật tài sản, băng nhóm xã hội đen còn gây lo lắng cho người dân, du khách.
Cụ thể hóa tầm nhìn của TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh, đây phải là thành phố đổi mới, sáng tạo, có sức lan tỏa, làm động lực cho sự phát triển bền vững, là đầu tàu của cả nước trong tiến trình hội nhập sâu rộng, có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thành phố phải có ước mơ xa hơn, cao hơn, quyết tâm chính trị rõ hơn thì bước đi, sự tiến công vào các lĩnh vực mới mạnh mẽ, toàn diện, Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh: TP. HCM phải là hòn ngọc chiếu sáng Biển Đông bởi “nếu không đặt vấn đề cạnh tranh thì sẽ khó phát triển”.
Thủ tướng đưa ra 4 mục tiêu cho Thành phố là xây dựng thành phố thông minh, năng động, hiện đại với khả năng kết nối sâu sắc vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế, phải cạnh tranh được với các thành phố lớn của châu Á. Thứ hai, phát huy cho được vai trò của trung tâm nguồn lực chất lượng cao. Thứ ba, phải là điểm nhấn thu hút đầu tư và khởi nghiệp. Thứ tư, hướng tới nền kinh tế thị trường hài hòa, bền vững.
Từ đó, Thủ tướng đề nghị phải xây dựng cơ cấu kinh tế thông minh, lấy dịch vụ và công nghệ cao là mũi nhọn để phát triển toàn diện các giá trị sáng tạo trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
|
Thủ tướng yêu cầu Thành phố cần coi trọng công tác quy hoạch, với tầm nhìn xa, đổi mới nhưng vẫn phải giữ bản sắc văn hóa của mình. “Quy hoạch cho một thành phố mà đặc biệt như TP. HCM không phải bản vẽ kỹ thuật mà tổng hòa các yếu tố kinh tế, môi trường, văn hóa, để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, Thành phố phải đi đầu đổi mới cách làm quy hoạch với sự tham gia ý kiến của doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia và các ngành liên quan”, Thủ tướng nói. “Nếu quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch không có tầm nhìn xa, không lấy ý kiến rộng rãi, không mang hơi thở thị trường và bản sắc văn hóa đặc biệt của Thành phố thì sẽ là quy hoạch treo, gây tác hại lâu dài”.
“Chúng ta phải xây dựng Thành phố đáng sống như Nghị quyết lần thứ 10 của Đảng bộ Thành phố. Đáng sống bao gồm những vấn đề gì, không có cái gì và có cái gì. Những tiêu chí cần vạch ra rất cụ thể để phấn đấu thực hiện”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với những kiến nghị, đề xuất của TP. HCM mà thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần mạnh dạn đổi mới, vận dụng sáng tạo các cơ chế mà Trung ương đã dành cho Thành phố (Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến 2020).
Đó là tiếp tục phân cấp nhiều hơn cho Thành phố trong một số lĩnh vực như quản lý tài chính công, ngân sách, quyết định một số khoản thu, quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, tổ chức nhân sự, thẩm quyền xử phạt hành chính, phù hợp với điều kiện của Thành phố. TP. HCM chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét quyết định. Vấn đề gì chưa quy định trong luật thì cho phép Thành phố thí điểm.
“Về cơ bản, chúng tôi nhất trí với các ý kiến của các đồng chí tại buổi làm việc hôm nay. Có những việc các đồng chí phải ghi rõ, lập các tiểu dự án, dự án cụ thể để thẩm định phê duyệt sớm, trong tháng 7/2016 này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhất trí với ý kiến của lãnh đạo TP. HCM về việc Trưởng Ban phát triển kinh tế vùng của TP. HCM phải là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
“6 tháng còn lại, Thành phố phải quyết tâm phấn đấu, hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra, đóng góp vào sự phát triển của cả nước”, Thủ tướng khẳng định.
“Chúng ta phải xây dựng Thành phố đáng sống như Nghị quyết lần thứ 10 của Đảng bộ Thành phố. Đáng sống bao gồm những vấn đề gì, không có cái gì và có cái gì. Những tiêu chí cần vạch ra rất cụ thể để phấn đấu thực hiện”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với những kiến nghị, đề xuất của TP. HCM mà thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần mạnh dạn đổi mới, vận dụng sáng tạo các cơ chế mà Trung ương đã dành cho Thành phố (Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến 2020).
Đó là tiếp tục phân cấp nhiều hơn cho Thành phố trong một số lĩnh vực như quản lý tài chính công, ngân sách, quyết định một số khoản thu, quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, tổ chức nhân sự, thẩm quyền xử phạt hành chính, phù hợp với điều kiện của Thành phố. TP. HCM chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét quyết định. Vấn đề gì chưa quy định trong luật thì cho phép Thành phố thí điểm.
“Về cơ bản, chúng tôi nhất trí với các ý kiến của các đồng chí tại buổi làm việc hôm nay. Có những việc các đồng chí phải ghi rõ, lập các tiểu dự án, dự án cụ thể để thẩm định phê duyệt sớm, trong tháng 7/2016 này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhất trí với ý kiến của lãnh đạo TP. HCM về việc Trưởng Ban phát triển kinh tế vùng của TP. HCM phải là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
“6 tháng còn lại, Thành phố phải quyết tâm phấn đấu, hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra, đóng góp vào sự phát triển của cả nước”, Thủ tướng khẳng định.