Thiếu tiết kiệm cho tuổi hưu trí

(ĐTCK) Đó là đánh giá của ông Godfrey Swain, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản HSBC Việt Nam.
Thiếu tiết kiệm cho tuổi hưu trí

>> Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: “Cửa” nào cho 9 DN còn lại?

Ông Godfrey Swain cho biết , thời gian hưu trí thường kéo dài khoảng 18 năm, nhưng tiết kiệm chỉ đủ dùng cho 10 năm. Vì thế, lập kế hoạch tài chính cá nhân, trong đó có kế hoạch hưu trí và số tiền tiết kiệm cho hưu trí là rất cần thiết.

Theo ông, kinh tế khó khăn ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch tài chính cá nhân của người Việt?

Theo tôi, sự ảnh hướng lớn nhất là yếu tố tự tin và liệu mỗi có nhân có còn tự tin để đầu tư vào tương lai, cũng như tự tin vào kế hoạch tài chính của mình, đồng thời họ có thể và muốn đầu tư bao nhiêu, như thế nào trong thời gian tới. Yếu tố này tác động lên mức độ chấp nhận rủi ro của từng cá nhân trong việc thiết lập kế hoạch tài chính dài và ngắn hạn cho mình. Xu hướng chung là người dân có tuổi thọ cao hơn và số năm nghỉ hưu dài hơn. Vì thế, việc thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân, trong đó có kế hoạch hưu trí phải được cân nhắc kỹ về số năm hưu trí thực tế và số tiền dành dụm cho hưu trí có tương xứng hay không. Việc tiết kiệm, đầu tư và hưu trí không đơn thuần là để riêng một khoản tiền mỗi tháng. Đó là cả một tổ hợp hài hòa giữa mức độ tin tưởng vào tương lai việc làm, công việc làm ăn và nền kinh tế của đất nước, mức độ chấp nhận rủi ro và sự dự trù về lạm phát, những biến cố, thay đổi cột mốc của một đời người đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chung.

 

Vậy khách hàng cá nhân đã nhận thức về vấn đề này như thế nào?

Tôi cho rằng, mỗi cá nhân cần phải thực tế hơn về các nhu cầu hưu trí; sắp xếp thứ tự ưu tiên các tiêu chí tiết kiệm và phải cân nhắc đến những cột mốc quan trọng trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến kế hoạch hưu trí; lên kế hoạch cho tương lai và sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để cải thiện tình trạng tiết kiệm của mình. Thế nhưng, qua khảo sát của HSBC vừa được thực hiện cho thấy, mọi người vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng và lên kế hoạch tiết kiệm sớm, cũng như chưa có tính kỷ luật trong việc tiết kiệm để dành dụm khi về hưu.

Hơn 54% những người bắt đầu đi làm (độ tuổi từ 30 - 39) được hỏi qua khảo sát của HSBC tại Việt Nam cho biết, chưa có kế hoạch tiết kiệm; hơn 21% những người sắp về hưu chưa có kế hoạch trong việc chi trả thuế, hoạch toán thế); hơn 37% (những người có độ tuổi từ 50 - 59) hoàn toàn không có kế hoạch về hưu trí. Trong khi đó, ai cũng mong muốn cuộc sống về hưu của mình được an nhàn, nhất là khi tuổi hưu trí ngày càng được kéo dài hơn trước đây. Thời gian hưu trí thường kéo dài khoảng 18 năm, nhưng tiết kiệm chỉ đủ dùng cho 10 năm. Vì thế, theo tôi, cần có kế hoạch tiết kiệm sớm hơn cho tuổi hưu trí.

 

Theo ông, làm thế nào để hoạch định tài chính và thực hiện được các mục tiêu đề ra?

Để có thể hoạch định được kế hoạch tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu trong tương lai, trước hết, khách hàng cần xác định được các mục tiêu tài chính ngắn, trung và dài hạn, từ đó thiết lập một kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu ưu tiên cho từng thời điểm. Quan trọng hơn, hoạch định tài chính giúp cá nhân có một kế hoạch vững chắc để đạt các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, phải xác định và sắp xếp các nhu cầu, cũng như mục tiêu theo thứ tự ưu tiên; xác định mức độ chấp nhận rủi ro và khả năng có thể đáp ứng được các mục tiêu đề ra để lựa chọn các giải pháp phù hợp với tình hình tài chính…

Thiếu kế hoạch hưu trí hợp lý sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trong tiết kiệm. Trong khi đó, tác động tích cực của việc lập kế hoạch tài chính đến mức tiết kiệm cho giáo dục và kế hoạch hưu trí trong tương lai là rất cần thiết.

Vân Linh thực hiện.
Vân Linh thực hiện.

Tin cùng chuyên mục