Thị trường tài chính 24h: Sự chuyển biến lớn về xu thế vận động của chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích lên trên 1.060 điểm; Sóng “ăn Tết”; Dòng tiền sẽ lan tỏa; Cơ hội đầu tư đã được mở ra; Toàn cảnh kinh tế Mỹ năm 2023…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Sự chuyển biến lớn về xu thế vận động của chứng khoán

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/1 giảm 500.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 500.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 71,00 – 74,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 2,2 USD lên 2.045,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm và về dưới 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,52 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.933 đồng/USD, tăng 1 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.175 – 24.515 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang và đứng tại quanh 43.900 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,93 USD (-1,26%), xuống 72,88 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,90 USD (-1,14%), xuống 77,86 USD/thùng

VN-Index lên trên 1.160 điểm

Lực cầu tích cực từ sớm đã giúp chỉ số VN-Index sớm vượt qua ngưỡng 1.160 điểm từ sớm và dù có tín hiệu thu hẹp đà tăng về cuối phiên do sự đuối sức của nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng, nhưng dòng tiền sôi động luân chuyển mạnh mẽ, với điểm nhấn là nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng, cùng diễn biến khởi sắc của nhóm chứng khoán, thị trường giữ được ngưỡng trên khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,78 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 251,32 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/11: VN-Index tăng 5,51 điểm (+0,48%), lên 1.160,19 điểm; HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,24%), lên 233,33 điểm; UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,16%), xuống 87,79 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong phiên thứ Sáu (5/1), sau khi báo cáo cáo việc làm tháng 12 mạnh hơn kỳ vọng.

Nền kinh tế Mỹ đã tạo 216.000 việc làm trong tháng 12, cao hơn so với dự báo tăng 170.000. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,7%, một dấu hiệu khác cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ.

Báo cáo trên đã khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cao hơn, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm mức cao 4,103%.

Trong tuần, Dow Jones giảm 0,59%, Chỉ số S&P 500 giảm 1,52%, còn Nasdaq Composite giảm 3,25%.

Kết thúc phiên 5/1: Chỉ số Dow Jones tăng 25,77 điểm (+0,07%), lên 37.466,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,56 điểm (+0,18%), lên 4.697,24 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 13,77 điểm (+0,09%), lên 14.524,07 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Lễ Thành nhân.

Chỉ số bluechip của chứng khoán Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất gần 5 năm, trong bối cảnh niềm tin vào nền kinh tế đại lục suy yếu và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tâm lý thị trường cũng bị tổn thương sau khi có tin tức rằng Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc sẽ cho phép các nhà quản lý quỹ tương hỗ bán số lượng cổ phiếu mua nhiều hơn mỗi ngày, gỡ bỏ lệnh cấm bán ròng được công bố vào cuối năm ngoái.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,42% xuống 2.887,54 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,29% xuống 3.286,06 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng, sau khi Đài Loan cho biết họ đã phát hiện thêm ba khinh khí cầu Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan vào Chủ nhật và cáo buộc Trung Quốc đe dọa an toàn hàng không.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm Chủ nhật rằng nước này sẽ trừng phạt năm nhà sản xuất quân sự của Mỹ để đáp trả đợt bán vũ khí mới nhất của Mỹ cho Đài Loan.

"Địa chính trị vẫn là một trọng tâm chính trong năm 2024 này và nhìn vào môi trường vĩ mô hiện tại, hiện tượng phi toàn cầu hóa do căng thẳng giữa các quốc gia có khả năng chia thế giới thành một loạt các nền kinh tế không tương thích với nhau, dẫn đến một nền kinh tế toàn cầu không ổn định", Eugene Qian, người đứng đầu UBS tại UBS Greater China cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông lao dốc, chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhóm cổ phiếu công nghệ giảm xuống mức đáy 13 tháng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,188% xuống 16.244,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,25% xuống 5.480,82 điểm.

Chỉ số công nghệ, vốn chiếm tỷ trọng lớn khi có nhiều gã khổng lồ như Alibaba, Tencent đã giảm 3,2% xuống mức thấp nhất trong 13 tháng.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng theo dõi các biện pháp bảo vệ niềm tin nhà đầu tư của Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 10,26 điểm, tương đương 0,40% xuống 2.567,82 điểm.

Chỉ số bluechip của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm vào thứ Hai, trong khi thị trường Hồng Kông mất khoảng 2%, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và thiếu niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Bắc Kinh.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc hôm nay cho biết rằng chính phủ sẽ tăng quy mô của quỹ bình ổn thị trường thêm 85 nghìn tỷ won (64,74 tỷ USD), nếu cần thiết, vì rủi ro liên quan đến nhà xây dựng Taeyoung Engineering &; Construction có thể tăng lên.

Kết thúc phiên 8/1: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 41,65 điểm (-1,42%), xuống 2.887,54 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 311,88 điểm (-1,88%), xuống 16.224,45 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 10,24 điểm (-0,40%), xuống 2.567,82 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Sóng “ăn Tết”

Sự đồng thuận cả về giá và dòng tiền trong tuần qua củng cố cho đà tăng hiện tại của thị trường trước Tết Nguyên đán 2024..>> Chi tiết

- Dòng tiền sẽ lan tỏa

Tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024 diễn ra khá sôi động khi sắc xanh duy trì trong phần lớn các phiên..>> Chi tiết

- Cơ hội đầu tư đã được mở ra

Chỉ số VN-Index bắt đầu năm 2024 với sự bứt phá ra khỏi vùng giá hẹp đã tích lũy suốt 2 tháng cuối năm 2023, đánh dấu sự chuyển biến lớn về xu thế vận động của thị trường..>> Chi tiết

- Toàn cảnh kinh tế Mỹ năm 2023

Sức khoẻ nền kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của người Mỹ và 2023 là năm tương đối tốt với những chỉ số tích cực về mặt vĩ mô, theo đài CNBC..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 0.0 0.0% 154,884 tỷ
HNX 226.82 0.0 0.0% 1,394 tỷ
UPCOM 88.76 0.1 0.11% 447 tỷ