Thị trường tài chính 24h: “Sóng” cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa dứt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index gần như không đổi; Rục rịch tăng lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng; Lỗi kỹ thuật” của HOSE là “hiếm có” trong giao dịch chứng khoán trên thế giới; Cổ phiếu mới kéo dài “sóng” ngân hàng; Chứng khoán châu Á đa số tăng; Những nước được hưởng lợi và những nước bị thiệt hại với gói kích thích 1.900 tỷ USD của Mỹ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: “Sóng” cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa dứt

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/3 giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,20 – 55,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3,8 USD xuống 1.723,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục xu hướng giảm và lùi về gần 1.700 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,56% lên 91,94 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức giảm 21 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.960 - 23.140 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,12 USD (-0,18%), xuống 65,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,01 USD (-0,01%), xuống 69,62 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index chững lại khi tiến gần vùng đỉnh lịch sử

Trong phiên sáng, nỗi ám ảnh với những phiên lao dốc mạnh khi tiệm cận vùng đỉnh 1.200 điểm lại ùa về khiến giao dịch thận trọng hơn, khiến VN-Index “mắc kẹt” hơn khi tiến sát ngưỡng kháng cự này.

Trong phiên chiều, áp lực bán gia tăng khiến chỉ số xuống dưới 1.180 điểm. Tại đây, lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt. Tuy nhiên, nghẽn lệnh lại xẩy ra sau đó khiến giao dịch diễn ra khá nhỏ giọt và VN-Index cũng chỉ bò dần được lên gần tham chiếu khi đóng cửa.

Điểm nhấn trong phiên là ở một cổ phiếu vừa và nhỏ như HQC, giữ sắc tím tại 3.080 đồng và dẫn đầu thanh khoản với 27,74 triệu đơn vị khớp lệnh. Cặp đôi FLC và ROS lần lượt tăng 4,2% và 3,7%, với thanh khoản cao.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 0,98 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 271,83 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/3: VN-Index giảm 0,17 điểm (-0,1%), xuống 1.181,56 điểm; HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,14%), lên 273,91 điểm; UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 80,33 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục tăng trong phiên ngày thứ Năm (11/3) nhờ dữ liệu mới cho thấy, số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 06/3/2021 là 712.000 người, thấp hơn so với dự báo trước đó của các chuyên gia là 725.000 người và cũng là mức thấp nhất ghi nhận được trong 4 tháng qua.

Sự phục hồi ổn định của thị trường lao động cũng được nhấn mạnh bởi một số liệu khác được công bố cùng ngày cho thấy, số cơ hội việc làm tại Mỹ tăng thêm 165.000 việc lên 6,9 triệu trong tháng 1/2021.

Kết thúc phiên 11/3, chỉ số Dow Jones tăng 188,57 điểm (+0,58%), lên 32.485,59 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 40,53 điểm (+1,04%), lên 3.939,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 329,84điểm (+2,52%), lên 13.398,67 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng phiên thứ tư liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ hồi phục mạnh mẽ.

Đóng cửa, Chỉ số Nikkei 225 tăng 1,73% lên 29.717,83 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,36% lên 1.951,06 điểm. Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 và Topix đều tăng gần 3% mỗi chỉ số.

Norihiro Fujito, chiến lược gia tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết: “Chứng khoán Nhật Bản vẫn đang trong xu hướng tăng, nhưng nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng đến mức cuối cùng Fed sẽ phải giảm bớt việc mua trái phiếu. Khi điều đó xảy ra, chứng khoán Nhật Bản có thể điều chỉnh 8%-10%, nhưng thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi vì tăng trưởng toàn cầu đang ngày càng mạnh mẽ hơn.”

Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là của công ty thương mại điện tử Rakuten Inc, tăng 8,64% sau khi thông báo sẽ thành lập một liên minh vốn với Japan Post Holdings Co.

Ông lớn SoftBank tăng 3,35% sau khi công ty thương mại điện tử Hàn Quốc là Coupang, được định giá khoảng 109 tỷ USD trong phiên IPO. SoftBank nắm 35,1% cổ phần tại Coupang.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhưng có tuần giảm điểm, sau khi nước này đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 2021 ở mức khiêm tốn, làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể thắt chặt chính sách để kiềm chế sự rủi ro định giá cao của thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,47% lên 3.453,08 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,35% lên 5.146,38 điểm. Trong tuần, CSI300 mất 2,2% và SSEC giảm 1,4%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, do sự suy yếu của các công ty công nghệ và căng thẳng Trung-Mỹ mới nhất tác động.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,2%, xuống 28.739,72 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,48% xuống 11.172,95 điểm.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng, sau khi Mỹ lên án các động thái của Trung Quốc nhằm thay đổi hệ thống bầu cử của Hồng Kông và dự báo các cuộc đàm phán sẽ rất "khó khăn" với các nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh trong cuộc gặp cấp cao vào tuần tới.

Chỉ số công nghệ Hang Seng, vốn nhạy cảm với những diễn biến của quan hệ Trung-Mỹ đã giảm 2,1% và tổng cộng đã mất 23% so với mức đỉnh cao nhất có được trong 3 tuần trước.

Chứng khoán Hàn Quốc giao dịch tích cực, khi dự luật kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Mỹ được thông qua, và các lo ngại về lạm phát và lợi suất trái phiếu tăng đã giảm dần.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,35% lên 3.054,39 điểm.

Các cổ phiếu lớn đều vọt lên với Samsung Electronics tăng 0,98%, SK Hynix tăng 2,19%, trong khi LG Chem và Naver lần lượt tăng 0,53% và 1,87%.

Kết thúc phiên 12/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 506,19 điểm (+1,73%), lên 29.717,83 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,25 điểm (+0,47%), lên 3.453,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 645,89 điểm (-2,20%), xuống 28.739,72 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 40,69 điểm (+1,15%), lên 3.054,39 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Rục rịch tăng lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng

Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Mỹ đang đẩy kỳ vọng tăng trưởng, lạm phát, lãi suất trên toàn thế giới gia tăng. Tại Việt Nam, một số ngân hàng như Techcombank, VPBank,… đã điều chỉnh tăng lãi suất..>> Chi tiết

- “Lỗi kỹ thuật” của HOSE là “hiếm có” trong giao dịch chứng khoán trên thế giới

Sự cố nghẽn lệnh, không cập nhật giá, tạm ngừng giao dịch... thỉnh thoảng vẫn diễn ra tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, nhưng thời gian chỉ tầm vài phút, cho tới 1 ngày giao dịch..>> Chi tiết

- Cổ phiếu mới kéo dài “sóng” ngân hàng

“Sóng” cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa dứt trên thị trường chứng khoán và đang được tiếp thêm nguồn mới..>> Chi tiết

- Ngành cao su "xẹp hơi" kế hoạch

Giá cao su liên tục tăng và lập đỉnh vào cuối tháng 2/2021. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh năm nay của nhóm ngành này đang có chiều hướng đi xuống..>> Chi tiết

- Những nước được hưởng lợi và những nước bị thiệt hại với gói kích thích 1.900 tỷ USD của Tổng thống Biden

Một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008/2009, giới phân tích đã chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ đã đóng một vai trò quan trọng nhất trong khủng hoảng..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục