VN-Index giảm sâu
Trong phiên sáng nay, VN-Index tiếp tục biến động giằng co và đã may mắn thoát hiểm về cuối phiên nhờ dòng tiền chảy mạnh.
Tuy nhiên, tia hy vọng xanh chỉ được duy trì trong thời gian ngắn khi bước sang phiên giao dịch và VN-Index đã nhanh chóng cắm đầu đi xuống chỉ sau hơn 20 phút giao dịch.
Cung giá thấp ồ ạt tung ra khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Trên cả 2 sàn chính, có tới hơn 300 mã giảm giá, đã lần lượt đẩy các chỉ số giảm sâu.
Thông tin được cho là tác động mạnh tới thị trường có thể là quy định mới về giao dịch ký quỹ (margin) sẽ được ban hành dự kiến trong tháng 2/2018.
Với tâm lý bán bằng mọi giá, lực cung giá thấp ồ ạt tung ra thị trường khiến nhóm cổ phiếu bluechip và các mã lớn đều giảm sâu.
Trong top 10 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ còn duy nhất VRE giữ sắc xanh với mức tăng 2,04%, còn lại các mã đều giảm mạnh.
Cụ thể, VNM giảm 3,46%, VIC giảm 2,33%, VCB giảm 6,33%, GAS giảm 3,48%, SAB giảm 0,39%, PLX giảm 5,27%, MSN giảm 2,38%, CTG giảm 5,26%, BID giảm 2,53%.
Các mã khác trong dòng bank cũng giao dịch tiêu cực như MBB giảm 2%, HDB giảm 5%, STB giảm 4,3%, VPB giảm 1,1%. Trong đó, STB vẫn là mã giao dịch tốt thị trường với 27,47 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Nhóm cổ phiếu thép cũng lần lượt lao dốc như HSG giảm 6,9% xuống mức giá sàn HPG giảm 4,3%, POM giảm 1,5%, TLH giảm 2,6%, NKG giảm 4,7% …
Các cổ phiếu thị trường cũng chịu áp lực bán chốt lời và giao dịch thiếu tích cực. Trong đó, HAI may mắn giữ được sắc xanh nhưng chỉ còn tăng nhẹ 0,76% và khớp hơn 24 triệu đơn vị.
Còn lại, FLC, HQC, DXG, SCR, KBC, ITA, ASM, HNG, DIG, OGC, HHS… đều giảm sâu.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 11,88 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 704,45 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 564.571 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,13 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 134.628 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,21 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 17/1: VN-Index giảm 28,27 điểm (-2,66%), xuống 1034,69 điểm; HNX-Index giảm 1,17 điểm (-0,96%), xuống 120,42 điểm; UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,39%), lên 58,09 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 10.253 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Giao dịch trở lại trong phiên thứ Ba sau ngày nghỉ lễ Martin Luther King Jr. hôm thứ Hai, cả 3 chỉ số chính của phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng tốt trong nửa đầu phiên với kỳ vọng khả quan về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, về cuối phiên, các chỉ số đều đảo chiều đi xuống và đóng cửa trong sắc đỏ do sự sụt giảm của cổ phiếu General Electric và nhóm cổ phiếu dầu khí khi giá dầu thô giảm trở lại.
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số Dow Jones giảm 10,33 điểm (-0,04%), xuống 25.792,86 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,82 điểm (-0,35%), lên 2.776,42 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 37,38 điểm (-0,51%), xuống 7.223,69 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh, khi các cổ phiếu ngành dầu mỏ và vận tải mất điểm, trong khi các cổ phiếu liên quan đến bitcoin cũng giảm mạnh.
Chỉ số Nikkei 255 chốt phiên giảm 0,4% xuống còn 23.868,34 điểm.
Các ngành khai thác, kinh doanh dầu và vận tải sụt giảm khi chỉ số theo dõi lần lượt mất 1,3%, 2,8% và 1,1%.
Trong đó, Inpex Corp giảm 1,2%, Showa Shell Sekiyu giảm 2,6% và Mitsui OSK Lines giảm 1,2%.
Công ty kinh doanh tiền tệ ảo Remixpoint Inc mất 4%, nhà hoạch định truyền thông Internet Ceres Inc giảm 14% và nhà cung cấp dịch vụ internet GMO Internet sụt giảm 8%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm với điểm đà đi lên của cổ phiếu tài chính và cơ sở hạ tầng đã bù đắp cho tổn thất ở nhóm tiêu dùng và bất động sản.
Shanghai Composite tăng 0,26% lên 3.445,36 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,23% xuống 4.248,12 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,92%, tiêu dùng giảm 2,57%, bất động sản giảm 0,79% và chăm sóc sức khỏe giảm 0,85%.
Các mã tăng lớn nhất phiên hôm nay là Tân Cương Korla Pear cộng 10,03%, Lawton Development Co Ltd tăng 9,98% và Beijing Airport High-Tech Park Co Ltd tăng 9,97%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất China Jushi Co Ltd giảm 9,98%, Thượng Hải Shimao Co Ltd mất 9,33% và Trường Xuân Gas Co Ltd giảm 8,74%.
Khoảng 26,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, tương đương 159,2% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục đi lên sau phiên tăng mạnh hôm qua.
Hang Seng-Index tăng 0,25% lên 31.983,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,64% lên 12.868,78 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,3%, ngành CNTT tăng 0,71%, tài chính tăng 0,6% và bất động sản giảm 1,01%.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là China Mengniu Dairy Co Ltd tăng 5,3%, trong khi thất bại lớn nhất thuộc về Country Garden Holdings Co Ltd với mức giảm 5,51%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong số các cổ phiếu H là CITIC Securities Ltd tăng 7,32%, China Galaxy Securities Co Ltd tăng 5,88% và Haitong Securities Co Ltd tăng 4,28%.
Nhóm cổ phiếu giảm điểm lớn nhất nhóm H là China Vanke Co Ltd giảm 5,09%, PetroChina Co Ltd giảm 1,7% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd giảm 1,4%.
Khoảng 4,12 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 217,8% trunhg bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 17/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 83,47 điểm (-0,35%), xuống 23.868,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 78,66 điểm (+0,25%), lên 31.983,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,08 điểm (+0,24%), lên 3.444,67 điểm.
- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,67 - 36,89 triệu đồng/lượng, giảm đúng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.391 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lo thiếu vốn, các “ông lớn” ngân hàng muốn giữ lại lợi nhuận
Để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, lãnh đạo một số ngân hàng lớn cho rằng, tăng vốn điều lệ là nhu cầu rất cấp bách.
Theo đó, để có cơ sở thực hiện tăng vốn, một trong những đề xuất được các lãnh đạo này đưa ra là giữ lại lợi nhuận..>> Chi tiết
- Nhận diện các doanh nghiệp “bóp méo” số liệu tài chính
Năm 2016 - 2017 có nhiều vấn đề về BCTC của các doanh nghiệp, thể hiện qua việc thổi phồng doanh thu và lợi nhuận. Tài sản trên BCTC của không ít doanh nghiệp tăng mạnh, nhất là ở những doanh nghiệp có lợi thế thương mại, trong khi điều này không hiện hữu trên thực tế, mà chỉ là mua bán thương mại..>> Chi tiết
- Giảm trần cho vay margin: Có thể sẽ áp dụng từ tháng 2/2018
Theo dự thảo nội dung sửa đổi Quyết định 87 ngày 25/1/2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán, trần cho vay ký quỹ sẽ giảm về mức 40% giá trị tài sản đảm bảo, thay vì mức 50% như hiện nay..>> Chi tiết
- Trở tay không kịp với cách công bố thông tin của doanh nghiệp
Việc công bố thông tin gây “sốc” đến nhà đầu tư không phải hiếm trên thị trường. Ngoài ra, còn có tình trạng công bố một đằng, làm một nẻo..>> Chi tiết
- Thị trường xe hơi: Tiếp tục đề xuất giải pháp dung hòa
Năm mới 2018 đã bắt đầu, song tâm lý của giới kinh doanh ô tô lại có nhiều biến động bởi họ sẽ phải đối mặt với cửa hẹp từ Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô chính thức có hiệu lực..>> Chi tiết
- Giá dầu lên 70 USD/thùng, OPEC chưa thể vội mừng
Giới quan sát cho rằng, OPEC và các bên tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng nên cẩn trọng trước khi thay đổi chiến lược, bởi việc giá dầu đi lên không phản ánh chính xác tình hình lượng dầu dự trữ trên thế giới..>> Chi tiết