Thị trường tài chính 24h: Giá dầu thô được chú ý hơn cả

(ĐTCK) Giá dầu thô tăng mạnh trở lại; VN-Index may mắn có được sắc xanh nhạt; Lãi suất huy động giảm, bảo hiểm thêm lo; Nhà đầu tư phái sinh “oằn lưng” với các loại phí; Nhà đầu tư chờ cơ chế tiếp sức; Quan ngại về chất lượng quản trị công ty; Chứng khoán châu Á đồng loạt phục hồi nhẹ trở lại sau phiên bán tháo hôm qua; Các công ty dầu mỏ ngồi trên đống lửa...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Giá dầu thô được chú ý hơn cả

Thị trường vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 10/3 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 46,90 – 47,57 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 6,5 USD lên 1.679,6 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã chững lại và về gần 1.658 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 1,06% lên 95,90 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.190 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.250 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 3,22 USD (+10,34%), lên 34,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 3,31 USD (+9,63%), lên 37,67 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index có phiên hồi nhẹ

Trong phiên sáng, VN-Index tiếp tục rơi gần 29 điểm ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, đà giảm của thị trường đã được chặn lại khi dòng tiền bắt đáy chảy mạnh.

Bước sang phiên chiều, lực cầu bắt kích thích thêm dòng tiền chảy mạnh, kéo VN-Index trở lại lên trên tham chiếu khi đóng cửa.

Ở các mã nhỏ, cặp đôi AMD và QCG duy trì sắc tím bất chấp xu hướng thị trường chung như thế nào. Các mã có sắc tím còn có CSM, CLG, LGL, SGR, HTV…, nhưng thanh khoản kém.

Các bluechip đồng loạt đảo chiều thành công, trong đó VNM +4,85%; HPG +3,84%; FPT +2,78%, CTG +2,08%.

Giảm mạnh có, GAS-5%; PLX -5,3%; BVH -5,1%. BID và MWG giảm hơn 2%.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 20,94 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 406,26 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/3: VN-Index tăng 2,01 điểm (+0,24%), lên 837,5 điểm; HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,14%), xuống 106,2 điểm; UPCoM-Index tăng 0,97 điểm (+1,85%), lên 53,41 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Cuộc chiến dầu mỏ giữa OPEC và Nga khiến giá dầu thô tiếp tục bốc hơi hơn 24% trong phiên đầu tuần mới, mức giảm mạnh nhất kể từ sau cuộc chiến Vùng vịnh 1991 xuống ngưỡng sát 30 USD/thùng.

Sự sụp đổ của giá dầu thô cùng với sự bùng phát ngày một mạnh của dịch bệnh Covid-19 mà theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đường đến đại dịch của dịch bệnh này không còn xa, đã khiến giới đầu tư hoảng loạt, kích hoạt lệnh bán tháo ồ ạt, đẩy phố Wall có phiên lao dốc mạnh nhất trong 10 năm qua.

Thậm chí ngay đầu phiên giao dịch, việc thị trường lao dốc ngay đầu phiên đã kích hoạt lệnh ngừng giao dịch tự động, lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1987.

Kết thúc phiên 9/3, chỉ số Dow Jones giảm 2.013,76 điểm (-7,79%), xuống 23.851,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 225,81 điểm (-7,60%), xuống 2.746,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 624,94 điểm (-7,29%), xuống 7.950,68 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản có phiên hồi nhẹ sau ngày bán tháo không kiểm soát hôm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,85% lên 19.867,12 điểm. chỉ số Topix tăng 1,28% lên 1.406,68 điểm.

Đồng yên trú đã hạ nhiệt, giảm hơn 2% so với đồng USD, đã giúp nhóm cổ phiếu xuất khẩu trở lại với Sony Corp tăng 3,3%, Mazda Motor Corp tăng 3,7% và Tokyo Electron Ltd tăng 3,9%.

Giá dầu thô tiếp tục gây thiệt hại, với nhà khai thác lớn nhất Nhật là Inpex Corp, giảm 4,3%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng tăng mạnh trở lại, sau khi dữ liệu cho thấy số người nhiễm mới virus corona tại nước này sụt giảm mạnh.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,82% lên 2.996,76 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,14% lên 4.082,73 điểm.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay báo cáo 19 trường hợp dương tính mới với nCoV, giảm mạnh so với 40 ca một ngày trước. Đây cũng là mức tăng số ca nhiễm mới thấp nhất ở Trung Quốc kể từ khi nước này bắt đầu công bố số liệu về Covid-19 từ 20/1.

Chứng khoán Hồng Kông cũng có phiên tăng điêmt trở lại, khi giới đầu tư hy vọng rằng sự hỗ trợ tài chính và tiền tệ từ các nhà hoạch định chính sách toàn cầu sẽ thúc đẩy các nền kinh tế bị dịch Covid-19 tấn công.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,41% lên 25.392,51 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,69% lên 10.153,37 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 2,1% sau khi giảm 10,85% vào thứ Hai. ngành CNTT tăng 1,86%, tài chính tăng 1,43% và bất động sản tăng 1,85%.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng hồi nhẹ trở lại sau phiên lao dốc trước đó.

Kết thúc phiên 10/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 168,36 điểm (+0,85%), lên 19.867,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 53,47 điểm (+1,82%), lên 2.99676 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 352,05 điểm (+1,41%), lên 25.392,51 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 8,16 điểm (+0,42%), lên 1.962,93 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất huy động giảm, bảo hiểm thêm lo

Không chỉ khó khăn trong tăng trưởng doanh thu khai thác khách hàng mới trước tác dộng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn đau đầu với bài toán lợi nhuận đầu tư khi lãi suất huy động trong xu thế giảm..>> Chi tiết

Nhà đầu tư phái sinh “oằn lưng” với các loại phí

Tổng các loại thuế, phí đối với giao dịch chứng khoán phái sinh ở mức cao, cần được điều chỉnh giảm đã được nhiều thành viên “kêu” từ lâu..>> Chi tiết

Nhà đầu tư chờ cơ chế tiếp sức

Theo đề xuất từ giới đầu tư, cơ quan quản lý cần xem xét miễn, giảm thuế, phí với giao dịch chứng khoán trong bối cảnh thị trường cổ phiếu lao dốc vì dịch bệnh..>> Chi tiết

Quan ngại về chất lượng quản trị công ty

Mặc dù đã có nhiều cải thiện thời gian qua, song quản trị công ty tốt vẫn là khái niệm xa xỉ tại Việt Nam. Đây là đánh giá rất thẳng thắn của Ban soạn thảo dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi khi chia sẻ về các kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng quản trị doanh nghiệp công ty gần đây..>> Chi tiết

Các công ty dầu mỏ ngồi trên đống lửa

Mối bất hoà giữa Ả Rập Xê út và Nga bùng phát thành trận chiến dầu mỏ, đẩy giá loại năng lượng này xuống mức quanh 30 USD/thùng..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục