VN-Index 2 phiên liên tiếp gặp khó
Kể từ khi chính thức vượt mức đỉnh 1.170 điểm, VN-Index liên tục thử thách đỉnh cao mới 1.200 điểm, nhưng đều chưa thành công. Phiên giao dịch sáng 5/4 cũng như vậy, VN-Index 2 lần hướng lên đỉnh này, song đều bị đẩy trở lại.
Trong phiên chiều, nỗ lực kéo VN-Index tiếp tục bị thử thách khi mà áp lực được duy trì, trong khi sức cầu trở nên thận trọng hơn. Nhờ với sự khởi sắc của bất động sản-xây dựng, VN-Index đã vượt qua áp lực và tăng điểm trở lại.
Trong số đó, VIC và NVL có đóng góp đáng kể nhất. VIC tăng 2,7% lên 131.000 đồng. NVL tăng 1,3% lên 78.000 đồng.
Tuy nhiên, điểm nhấn phiên này phải dành cho cặp CII và CEE với sắc tím ấn tượng. Việc "mẹ con" CII và CEE bất ngờ tăng trần trong phiên này có lẽ đến từ thông tin CEE sẽ mua vào 2 triệu cổ phiếu quỹ nhằm mục đích "cứu giá".
CII đạt mức giá 33.650 đồng (+7%), còn CEE lên 18.150 đồng (+6,8%). Tuy nhiên, CII có thanh khoản mạnh với hơn 2,5 triệu đơn vị được khớp, trong khi CEE khớp chưa đầy 100.000 đơn vị.
Nhiều mã bất động sản-xây dựng cùng đồng loạt tăng điểm như SCR, KBC, DXG, HAR, HQC, HBC, DLG, DRH, TLD, TDH, PDR... SCR khớp lệnh 13,82 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. Các mã KBC, DXG, HAR, HQC khớp từ 3-7 triệu đơn vị.
Ngược lại, một số mã giảm điểm như VRE, FLC, ROS, DIG, QCG..., thanh khoản cũng khá cao, với mức khớp từ 1-7 triệu đơn vị.
Nhiều mã tầm trung (NT2, THI, VFG...) và nhỏ (OGC, VNE, GTN, FIT, NBB, KSH...) cũng tăng trần, trong đó các mã nhỏ có thanh khoản tốt, khớp lệnh từ 1-5 triệu đơn vị.
Về phía các mã lớn, nhóm ngân hàng chính là gánh nặng cho VN-Index. Ngoại trừ MBB và STB kịp tăng nhẹ, VCB và EIB về được tham chiếu, còn lại là BID, CTG, VPB và HDB đều giảm.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 1,67 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1,58 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 307.085 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 8,11 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 2,73 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 200,8 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 5/4: VN-Index tăng 1,63 điểm (+0,14%), lên 1.193,17 điểm; HNX-Index tăng 1,43 điểm (+1,06%), lên 136,75 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%), xuống 60,42 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 9,801 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau khi Văn phòng đại diện thương mại Mỹ công bố danh sách các hàng hóa của Trung Quốc chịu mức thuế nhập khẩu 25%, trị giá khoảng 59 tỷ USD, chủ yếu là hàng công nghệ và công nghệ cao, Bắc Kinh ngay sau đó đã có động thái trả đũa tương tự.
Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc có thể đánh thuế 106 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ với mức 25%, tương đương giá trị khoảng 50 tỷ USD, chủ yếu là mặt hàng đậu nành, máy bay và ô tô.
Thông tin trên đã khiến giới đầu tư run sợ, hoạt động bán tháo diễn ra trên diện rộng, khiến các chỉ số chính của phố Wall từ 1,3% đến gần 1,9%.
Tuy nhiên, ngay sau đó, giới đầu tư đã trấn tĩnh trở lại, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều lên tiếng phủ nhận về cuộc chiến thương mại, mà muốn hướng tới một đàm phán để tìm tiếng nói chung.
Bỏ qua nỗi lo về cuộc chiến thương mại, giới đầu tư hướng tới kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp niêm yết sắp công bố với kỳ vọng tích cực.
Kết thúc phiên 4/4, chỉ số Dow Jones tăng 230,94 điểm (+0,96%), lên 24.264,30 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 30,24 điểm (+1,16%), lên 2.644,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 100,83 (+1,45%), lên 7.042,11 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm mạnh nhờ sự phục hồi của Phố Wall đêm qua
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,5% lên 21.645,42 điểm. Topix tăng 1,1% lên 1.724,61 điểm.
Phố Wall bình tĩnh trở lại do lo sợ về một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giảm bớt sau khi cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump, Larry Kudlow nói rằng Mỹ đã "đàm phán" với Trung Quốc và sẽ không tham gia vào một cuộc chiến tranh thương mại.
Các nhà sản xuất máy móc, các công ty bất động sản và ngân hàng tỏ ra vượt trồi với Terumo Corp tăng 3,9%, Canon Inc tăng 2,3%, Mitsubishi Estate tăng 2,3%, trong khi Mitsubishi UFJ Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 1,9%.
Công ty sản xuất nước tương Kikkoman Corp tăng 3,1% do chi phí nhập khẩu thấp hơn.
Giá đậu nành giảm 2,2% sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch áp thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu chủ yếu của Mỹ, trong đó có đậu nành, thịt bò và ngô để trả đũa cho các đề xuất của Hoa Kỳ áp đặt mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD.
Chứng khoán Trung Quốc và Chứng khoán Hồng Kông đóng cửa giao dịch nhân ngày Lễ Thanh minh.
Kết thúc phiên 5/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 325,87 điểm (+1,53%), lên 21.645,42 điểm.
- Vàng SJC tiếp tục giảm Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.840 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 120.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,57 - 36,77 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.467 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.770 - 22.840 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cẩn trọng với lãi suất thả nổi
Trước khi Thông tư 14/2017/TT-NHNN có hiệu lực, hiếm có việc khách hàng được tiếp cận bảng kê tính toán lãi suất của ngân hàng nếu không thuộc trường hợp bất đắc dĩ là đáo tụng đình..>> Chi tiết
- Vốn Hàn Quốc tăng hiện diện trên thị trường chứng khoán
Cùng với đầu tư trực tiếp, xu hướng rót vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp niêm yết, tăng mạnh trong thời gian qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng..>> Chi tiết
- Sửa Luật Chứng khoán, cần định danh Quỹ bảo vệ nhà đầu tư
“Để bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong lần sửa Luật Chứng khoán này, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần bổ sung nội dung về thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư…”, Luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán.. >>Chi tiết
- Thời 4.0: Cổ đông vẫn khó dự Đại hội
ĐHCĐ trực tuyến là việc gặp gỡ và trao đổi thông tin giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và cổ đông thông qua mạng Internet, bao gồm cả việc biểu quyết; cổ đông được theo dõi diễn biến và nội dung cuộc họp một cách đầy đủ, xuyên suốt..>> Chi tiết
- Nhập siêu gần 13 tỷ USD từ Hàn Quốc và Trung Quốc trong quý I
Nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong những tháng đầu năm, đây là số liệu báo cáo của Bộ Công Thương đưa ra trong quý I/2018..>> Chi tiết
- Tính toán của Trump trong trò chơi thách đố với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ có thể bất chấp sức ép từ các nhóm lợi ích trong nước để buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách thương mại..>> Chi tiết