Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đang nghiêng về nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Mở “room” tín dụng để tránh rủi ro; Thị trường chứng khoán chờ “giải khát” tín dụng; Chiến lược chọn hàng tháng 9; Kinh tế toàn cầu: Mây đen phủ bóng...  là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đang nghiêng về nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 5/9 tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 120.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,90 – 66,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 14,3 USD lên mức 1.712,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng rung lắc và giằng co nhẹ quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 109,84 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.227 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày cuối cùng của tháng 8. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.400 – 23.680 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng trên mốc 20.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã yếu dần và để mất mốc này, lùi về gần 19.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,33 USD (+2,68%), lên 89,20 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,44 USD (+2,62%), lên 95,46 USD/thùng.

Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm thép, VN-Index giảm nhẹ

Mặc dù trong phần lớn thời gian giao dịch phiên này, VN-Index giao dịch trên mốc tham chiếu, nhưng áp lực bán gia tăng về cuối ngày đã khiến chỉ số đảo chiều giảm nhẹ. Thanh khoản tăng khá tốt với sự góp công lớn của nhóm cổ phiếu thép.

Nhóm cổ phiếu thép bùng nổ, với HSG, NKG, TLH cùng kết phiên trong trạng thái dư mua trần, SMC tăng 5,8%, POM tăng 4,3%, HPG tăng 3,9%.

Đây cũng là nhóm đóng góp lớn cho thanh khoản thị trường với NKG khớp lệnh 27,83 triệu đơn vị, HPG khớp 26,28 triệu đơn vị và HSG khớp hơn 25,51 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, họ FLC là FLC, AMD và HAI bị bán tháo và đều kết phiên giảm sàn.

Bên cạnh đó, cổ phiếu KPF cũng đóng cửa ở mức giá sàn sau chuỗi ngày bùng nổ với thanh khoản thấp, chỉ đạt 3.400 đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 7,18 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 368,6 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/9: VN-Index giảm 3,16 điểm (-0,25%), xuống 1.277,35 điểm; HNX-Index tăng 0,89 điểm (+0,31%), lên 292,82 điểm; UPCoM-Index giảm 0,67 điểm (-0,72%), xuống 91,78 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trong phiên giao ngày thứ Sáu (2/9) và khép lại tuần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp.

Tuần này, chứng khoán Mỹ chịu áp lực giảm mạnh từ các phát biểu cứng rắn từ các quan chức Fed về quan điểm lãi suất, khi cho rằng, nước Mỹ cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt “trong một thời gian” để kiềm chế lạm phát.

Dữ liệu đáng chú ý từ Bộ Lao động Mỹ công bố khu vực phi nông nghiệp của nước này có thêm 315.000 công việc mới trong tháng 8, ít hơn so với mức dự báo 318.000. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 tăng 0,2% so với tháng trước lên mức 3,7%.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones và S&P 500 mất lần lượt 3% và 3.3%, trong khi Nasdaq giảm 4.2%.

Kết thúc phiên 2/9, chỉ số Dow Jones giảm 337,98 điểm (-1,07%), xuống 31.318,44 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 42,59 điểm (-1,07%), xuống 3.924,26 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 154,26 điểm (-1,31%), xuống 11.630,86 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ tư liên tiếp, ảnh hưởng gián tiếp từ phiên cuối tuần qua trên Phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,11% xuống 27.619,61 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,07% xuống 1.928,79 điểm.

Chihiro Ota, Trợ lý tổng giám đốc nghiên cứu đầu tư và dịch vụ nhà đầu tư tại SMBC Nikko Securities cho biết: “Thị trường đã mở cửa tăng, nhưng số lượng nhà đầu tư tham gia hạn chế, do thiếu vắng động lực để đặt cược vào sự tích cực trước kỳ nghỉ lễ tại Mỹ, khiến thanh khoản chỉ ở mức thấp”.

Theo đó, khối lượng giao dịch trên sàn Tokyo chỉ ở mức 0,85 tỷ cổ phiếu, so với mức trung bình 1,13 tỷ trong 30 ngày qua.

Chỉ số bluechip của chứng khoán Trung Quốc giảm, do ảnh hưởng bởi nhóm cổ phiếu tiêu dùng suy yếu, trong bối cảnh nước này thắt chặt các quy định phòng chống Covid-19 ở một số thành phố lớn. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán phá tháo cổ phiếu do đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm so với đồng USD.

Đóng cửa, Shanghai Composite kết thúc tăng 0,42% lên 3.199,91 điểm. Chỉ số CSI 300 blueccip giảm 0,2% xuống 4.015,43 điểm.

Thị trường chịu tác động mạnh bởi thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đã bắt đầu đợt phong tỏa chống Covid-19 vào cuối tuần trước ở hầu hết các khu vực, trong khi thành phố Thành Đô đã quyết định phong tỏa thêm 3 ngày đối với hầu hết 21,2 triệu cư dân.

Nhóm cổ phiếu tiêu dùng mất 1,4% và các công ty chăm sóc sức khỏe giảm 1,7%.

Gây sức ép thêm đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, khi bán hơn 7,6 tỷ nhân dân tệ (1,1 tỷ USD) cổ phiếu Trung Quốc thông qua chương trình kết nối chứng khoán, sau khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong hơn hai năm so với đồng USD.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu công nghệ lớn đua nhau giảm giá.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,16% xuống 19.225,70 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,42% xuống 6.577,53 điểm.

Kéo lùi chỉ số lớn nhất là cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ với chỉ số phụ giảm gần 2%, trong đó các công ty lớn như Meituan, Tencent và Alibaba giảm từ 1,4% đến 3%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, khi nhóm cổ phiếu công nghệ hồi phục về cuối phiên.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,03% lên 19.954,39 điểm và giảm 1% trong tháng 8. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,36% lên 6.865,12 điểm.

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm khoảng 1%, nhưng chỉ số theo dõi ngành công nghệ chung đã tăng khoảng 1% sau khi mở cửa giảm 2,5%.

Các cơ quan quản lý Mỹ đã chọn Alibaba và JD.com trong số các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ để kiểm tra kiểm toán bắt đầu từ tháng tới, các nguồn tin nói với Reuters.

Chứng khoán Hàn Quốc đảo chiều giảm, do lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 5,73 điểm, tương đương 0,24% xuống 2.403,68 điểm, sau khi tăng 0,64% thời điểm đầu phiên.

Choi Yoo-june, Nhà phân tích của Shinhan Financial Investment, cho biết thị trường bị kéo xuống xuống do lo lắng ngày càng tăng về khả năng suy thoái của châu Âu và áp lực lạm phát toàn cầu.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics giảm 0,7%, SK Hynix mất 0,65%, nhưng nhà sản xuất pin LG Energy Solution nhích 0,21%.

Cổ phiếu ngành dược phẩm sinh học dẫn đầu đà đi xuống, với Samsung Biologics và Celltrion mỗi công ty giảm hơn 2% và SK Bioscience giảm 4,5%.

Kết thúc phiên 5/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 31,23 điểm (-0,11%), xuống 27.619,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,43 điểm (+0,42%), lên 3.199,91 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 226,39 điểm (-1,16%), xuống 19.225,70 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 5,73 điểm (-0,24%), xuống 2.403,68 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Mở “room” tín dụng để tránh rủi ro

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT đã chia sẻ góc nhìn về việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại của năm nay..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán chờ “giải khát” tín dụng

Phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 2/9, giới đầu tư vẫn ngóng thông tin cụ thể hơn về việc Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức tín dụng còn lại của năm 2022, giải tỏa cơn khát vốn của nền kinh tế..>> Chi tiết

- Chiến lược chọn hàng tháng 9

Cơ hội đầu tư trong tháng 9/2022 đang nghiêng về nhóm doanh nghiệp thuộc các ngành nghề mang tính phòng thủ, dù nhiều nhóm ngành khác vẫn có triển vọng sáng..>> Chi tiết

- Kinh tế toàn cầu: Mây đen phủ bóng

Các dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu đang dần xuất hiện rõ nét hơn do dịch Covid-19, lạm phát, khủng hoảng năng lượng...>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục