Thị trường tài chính 24h: Áp sát ngưỡng tâm lý

(ĐTCK) VN-Index chưa thể chinh phục mốc 1.000 điểm; Vốn ngoại vẫn nhắm đến ngân hàng nội; Thanh khoản thấp, “ông lớn” chứng khoán cũng “méo mặt”; ESOP - Ranh giới mỏng giữa đãi ngộ và gian lận tài chính; Chính thức ra mắt cuộc thi “Đầu tư ảo - nhận tiền thật”; Chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ nhóm cổ phiếu CNTT; Nhật Bản hướng tới nền kinh tế ban đêm gần 4 tỷ USD năm 2020...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Áp sát ngưỡng tâm lý

VN-Index tăng trở lại

VN-Index mở cửa trong sắc đỏ, nhưng rất nhanh sau đó đã bật tăng và thẳng tiến đến mốc lên thử thách mốc tâm lý 1.000 điểm nhờ nhóm cổ phiếu họ Vingroup tiếp tục nới đà tăng.

Mặc dù vậy, chỉ số không thể chạm tới mốc trên bởi áp lực bán xuất hiện trong đợt khớp lệnh ATC và đóng cưới dưới ngưỡng 995 điểm.

Nhiều mã lớn đã hạ đáng kể đà tăng trong thời điểm cuối, như VIC chỉ còn +1%, VHM +2%, VRE +0,4%

Trong khi đó, GAS, SAB, HPG, NPJ... cũng đều tăng tích cực để hỗ trợ chỉ số. Trong đó, HPG ấn tương nhất khi +4%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ chiếm ưu thế với ROS, FLC, HAG, SCR, KBC, ASM.... HVC bất ngờ giảm sàn, thanh khoản ở mức gần cao nhất trong 6 tháng, đạt 1,47 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã DLG, TGG và LMH tăng kịch trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4,28 triệu đơn vị.Tổng giá trị vẫn là mua ròng 27,2 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/7: VN-Index tăng 6,54 điểm (+0,66%), lên 994,95 điểm; HNX-Index tăng 0,32 điểm (+0,3%), lên 106,76 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,19%), lên 59,34 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Trên phố Wall, nhóm cổ phiếu công nghệ đáng chú nhất với UPS tăng hơn 8% và AT&T tăng 3,6% sau khi thông báo kết quả kinh doanh tích cực.

Cổ phiếu Texas Instruments tăng 7,4% sau khi công ty cho rằng đợt giảm tốc toàn cầu về lực cầu với microchip sẽ không kéo dài như lo ngại.

Tám trong 11 lĩnh vực chính của chỉ số S&P 500 chốt phiên tăng điểm, trong đó lĩnh vực tài chính tăng 0,91%.

Khoảng 1/4 số các công ty trong S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận cho đến khi thị trường mở cửa phiên này. Theo số liệu của FactSet, 78% số đó đạt lợi nhuận cao hơn dự báo. 

Trái lại, đáng kể nhất là Boeing, giảm 3,1% sau khi báo lỗ 2,9 tỷ USD trong quí II, số lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử bởi ảnh hưởng nặng nề từ những sự cố liên quan đến dòng máy bay 737 MAX.

Kết thúc phiên 24/7chỉ số Dow Jones giảm 79,22 điểm (-0,29%), xuống 27.269,97 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,09 điểm (+0,47%), lên 3.019,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 70,10 điểm (+0,85%), lên 8.321,50 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, mặc dù mức tăng khiêm tốn khi các nhà đầu tư chủ yếu đứng ngoài chờ đợi các quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Fed vào tuần tới.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,22% lên 21.756,55 điểm. Topix tăng 0,13% lên 1.577,85 điểm.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ thông báo một chính sách nới lỏng trong ít giờ tới và Fed được cho là cũng sẽ giảm 25 điểm lãi suất cơ bản tại cuộc họp 2 ngày bắt đầu từ 30/7.

Phiên hôm nay, nhà sản xuất thiết bị chip Awesomeest Corp đã tăng 20,2%, sau khi công bố kết quả kinh doanh quý vừa qua với doanh thu suy giảm, nhưng mức giảm không lớn như nhiều nhà đầu tư lo lắng trước đó, nhờ vào nhu cầu ổn định liên quan đến các thiết bị mạng 5G và trí tuệ nhân tạo.

Các cổ phiếu công nghệ khác đã được hỗ trợ sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ bùng nổ trên phố Wall đêm qua đã đưa Nasdaq và S&P 500 lên mức cao kỷ lục mới.

Theo đó, Nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn Sumco Corp tăng 2,44%, nhà sản xuất linh kiện điện tử Rohm Co tăng thêm 1,03% và Tokyo Electron tăng 3,63%.

Cổ phiếu lớn SoftBank Group tăng 1,8% sau khi dự kiến đầu tư thêm 40 tỷ USD vào quỹ Vision Fund tập trung vào lĩnh vực công nghệ.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu công nghệ.

Trong khi đó, các cổ phiếu trên thị trường STAR tiếp tục nóng khi đón nhận thêm dòng tiền mạnh.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,48% lên 2.937,36 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,82% lên 3.851,07 điểm.

Nhóm cổ phiếu CNTT phiên hôm nay tăng tốt nhất, khi chỉ số theo dõi ngành tăng 2,2%, trong khi chỉ số theo dõi các công ty viễn thông lớn cũng tăng 1,1%.

Điểm nóng vẫn thuộc về thị trường STAR, với 23 trong số 25 cổ phiếu tăng điểm, đứng đầu là cổ phiếu của Suzhou TZTEK Technology, tăng 15%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng và cũng được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu CNTT.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,25% lên 28.594,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,66% lên 10.930,36 điểm.

Dẫn đầu mức tăng là chỉ số ngành CNTT khi tăng 1,6%, với gã khổng lồ chơi ngành game Tencent vọt 1,9% lên mức cao hơn hai tháng.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,38% xuống 2.074,49 điểm.

Cổ phiếu của LG Chem giảm 5% sau khi công ty hạ tỷ suất lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh pin và giảm 62% lợi nhuận hoạt động trong quý II. Điều này đã gửi chỉ số phụ ngành hóa dược giảm 2%, trở thành nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất trong số các chỉ số phụ KOSPI.

SK Hynix cho biết họ sẽ cắt giảm công suất đầu ra DRAM và đầu tư trong tương lai, qua đó, xoa dịu những lo ngại về vấn đề thiếu hụt nguồn cung cung cấp chip nhớ. Điều này khiến cổ phiếu của hãng tăng 2%, cũng như cổ phiếu của Samsung Electronics tăng 1,7%.

Kết thúc phiên 25/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 46,98 điểm (+0,22%), lên 21.756,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,08 điểm (+0,48%), lên 2.937,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 70,26  điểm (+0,25%), lên 28.594,30 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC hồi phục về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.270 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 90.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 39,55 - 39,82 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.072 đồng, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.270 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vốn ngoại vẫn nhắm đến ngân hàng nội

Nhiều nhà đầu tư ngoại đang muốn đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng vào các ngân hàng Việt Nam, kể cả với những nhà băng yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu gồm: CBBank, Oceanbank, PGBank..>> Chi tiết

Thanh khoản thấp, “ông lớn” chứng khoán cũng “méo mặt”

Hoạt động của khối công ty chứng khoán luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ diễn biến thị trường. Đây là lý do khối công ty chứng khoán, kể cả những tên tuổi lớn không tránh được sự sụt giảm hiệu quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay..>>Chi tiết

ESOP - Ranh giới mỏng giữa đãi ngộ và gian lận tài chính

Để nhận được một khoản ESOP không phải là điều dễ dàng, trường hợp CEO là người làm thuê, có quyền lực cao nhất nhưng có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, dựa trên tình hình khách quan các số liệu tài chính mà họ tạo ra cho công ty..>> Chi tiết

Chính thức ra mắt cuộc thi “Đầu tư ảo - nhận tiền thật”

“Đầu tư ảo - nhận tiền thật”, phầm mềm trên nền tảng Smartphone do Công ty Chứng khoán VPS cung cấp cho phép nhà đầu tư giao dịch ảo với dữ liệu thị trường đồng nhất với bảng giá thực tế (real-time), nhờ đó tích lũy kiến thức và kinh nghiệm giao dịch trước khi thực sự đầu tư..>> Chi tiết

- Trình Quốc hội phương án giảm thuế xuống 15 - 17%

Trong khi chi phí đầu vào với lãi vay cao, thì ở đầu ra với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, nhiều doanh nghiệp không tích lũy được nguồn vốn để mở rộng quy mô, tăng năng lực cạnh tranh, giảm giá thành..>> Chi tiết

Nhật Bản hướng tới nền kinh tế ban đêm gần 4 tỷ USD năm 2020

Là nền văn hóa có phần bảo thủ và đối mặt với tình trạng thiếu lao động, Nhật Bản vẫn quyết tâm phát triển nền kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy ngành du lịch và thu nhập quốc gia..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ