Dòng tiền hút vào thị trường chứng khoán
Trên thị trường toàn cầu, dòng tiền đầu cơ đang hướng nhiều hơn đến các tài sản mang tính rủi ro cao, trong đó có chứng khoán, trong khi những tài sản được xem là an toàn đang có chiều hướng giảm, điển hình là vàng. So sánh tương quan với các chỉ số chứng khoán khác, VN-Index đang nằm trong Top những chỉ số có xu hướng tích cực nhất.
VN-INDeX nằm trong top những chỉ số có xu hướng tích cực nhất.
Diễn biến này phần nào nhờ thông tin thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có bước tiến triển tích cực. Phía Trung Quốc vừa cho hay hai bên đã thống nhất về việc gỡ bỏ dần mức thuế bổ sung đã áp lên hàng hóa của nhau theo từng giai đoạn.
Ðây được xem là bước tiến quan trọng trong lộ trình hạ nhiệt cũng như kết thúc căng thẳng thương mại của hai siêu cường kinh tế trong hơn một năm qua. Hiện giới đầu tư đang mong chờ những phản ứng từ phía Mỹ. Nếu thông tin này cũng được Mỹ xác nhận thì đó được xem là tin tức tích cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
Sự chậm lại cần thiết
Càng về cuối tuần qua, các chỉ số chứng khoán càng gặp khó với mức độ biến động giá thu hẹp trước sự chủ động hơn của bên bán. Góc nhìn kỹ thuật phản ánh điều này rất rõ khi có nhiều phiên xuất hiện bóng nến trên rất dài và thanh khoản treo ở mức cao.
Phái sinh đóng cửa ở mức gần cao nhất tuần và độ lệch giữa phái sinh và cơ sở đã thu hẹp lại còn hơn 2 điểm so với mức trung bình của tuần là 4 - 5 điểm.
Độ lệch giữa phái sinh và cơ bản dần thu hẹp.
VN30 và VN30F1911 có kháng cự quanh khu vực 950 điểm.
VN30 và VN30F1911 có kháng cự quanh khu vực 950 điểm.
Mặc dù chỉ số bứt tăng và giá trị dòng tiền tuyệt đối cũng được duy trì ở mức cao trong suốt tuần qua nhưng dòng tiền mới tham gia thị trường vẫn không có nhiều sự thay đổi, biểu hiện rõ nhất là việc quán tính dòng tiền liên tục sụt giảm trong các phiên gần đây.
Dư địa tăng tiếp của chỉ số đang bị đặt nhiều thử thách.
Sự suy giảm về mặt dòng tiền được xem là điểm trừ lớn cho khả năng bứt phá tiếp của chỉ số!
Ðà lan tỏa ngắn hạn đang chững lại đà tăng, tức là thị trường không có sự cải thiện thêm về mặt đà tăng, nhưng dấu hiệu đáng lo nhất là việc đà lan tỏa trung bình 10 phiên đang quay về mức cao 70% được ghi nhận vào tháng 7/2019 nên dư địa tăng tiếp của chỉ số đang bị đặt nhiều thử thách.
Đà lan tỏa ngắn hạn đang chững lại.
Nhóm ngân hàng đang ở vùng quá mua nên áp lực điều chỉnh là khá lớn ở nhóm này, nhóm bất động sản mặc dù chưa vào vùng quá mua nhưng áp lực cũng đang dần xuất hiện. Lúc này, nhóm thực phẩm đồ uống có tiềm năng trở thành “cứu tinh” cho khả năng neo giữ đà tăng của thị trường chung.
Nhóm trụ vào vùng quá mua.
Nhìn chung, sự xoay vòng của dòng tiền đầu cơ vẫn được đánh giá là hiệu quả và linh hoạt trong suốt thời gian vừa qua. Do đó, việc duy trì được đà tăng vẫn được đánh giá cao vào lúc này.
Khuyến nghị: “Hạn chế mua đuổi!”
Thị trường đứng trước áp lực điều chỉnh khi quán tính dòng tiền không có dấu hiệu cải thiện thêm và các trụ cũng có dấu hiệu suy yếu khi đang được treo ở nền giá khá cao.
Thực tế là sự điều chỉnh của thị trường chung nếu có xảy ra vẫn được xem là lành mạnh và hết sức cần thiết.
Do đó, chiến lược bám theo xu hướng trong tuần này vẫn là canh Mua (Long) trong các nhịp điều chỉnh kỹ thuật.
Trong khi đó, chiến lược Bán (Short) chỉ thích hợp với tầm nhìn “lướt sóng” trong phiên khi giá tiếp cận khu vực kháng cự.
Cụ thể, canh Long trong các nhịp điều chỉnh về khu vực hỗ trợ quan trọng với chỉ số phái sinh là 935 - 936 điểm với tầm nhìn mục tiêu tới khu vực 948 - 950 điểm và quản trị rủi ro tại khu vực 930 điểm.
Trong khi đó, canh Short lướt ngắn hạn trong phiên ở các nhịp giá tiếp cận kháng cự 948 - 950 điểm.