Chiến lược “mua thấp, bán cao“

(ĐTCK) Các góc nhìn đang đồng thuận về sự yếu ớt của các chỉ số chung, nên khả năng về một nhịp điều chỉnh tiếp theo là điều có thể dễ xảy ra trong tuần này. Tuy nhiên, thị trường khó giảm sâu bởi áp lực cung hiện tại dù đang tăng dần, nhưng không quá lớn để gây sức ép khiến chỉ số giảm mạnh.
Chiến lược “mua thấp, bán cao“

Bấp bênh thị trường chứng khoán toàn cầu

Các số liệu kinh tế thất vọng, bất chấp cả 2 phía Mỹ và Trung Quốc đang bước vào quá trình nhượng bộ thương mại, khiến áp lực đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày càng lớn và giới đầu cơ đang nghiêng về khả năng cơ quan này sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm nay (xác suất giảm đang là 85%). Tuy vậy, công cụ kích thích kinh tế bằng “liều thuốc” cắt giảm lãi suất này được sử dụng liên tục đang khiến cho giới đầu tư cảm thấy bất an về tương lai nền kinh tế toàn cầu.

Trong tuần qua, các chỉ số chứng khoán toàn cầu có sự hồi phục nhất định, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại thể hiện sự suy yếu. Xét về mối tương quan, VN-Index chỉ có quán tính tốt hơn FTSE 100, còn lại đều kém hơn kể cả các chỉ số có mối tương quan cao với VN-Index như Nikkei 225, S&P 500 hay Shanghai.

Chiến lược “mua thấp, bán cao“ ảnh 1

VN-Index thể hiện sự suy yếu trong tuần qua.

Hạ nhiệt cần thiết

Sự hứng khởi ngay phiên đầu tuần qua không được duy trì cho đến hết tuần khiến thị trường càng đặt trong trạng thái cảnh báo rủi ro cao hơn. Hay nói cách khác, sự đồng thuận là chưa đủ mạnh để chỉ số chinh phục kháng cự.

Tâm lý dòng tiền tham gia phái sinh không hẳn là quá kém khi độ lệch (basis) liên tục duy trì trong trạng thái dương phản ánh sự đồng thuận của nhà đầu tư vê một nhịp điều chỉnh ngắn hạn, hoặc tâm lý chung cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho nhịp điều chỉnh này.

Chiến lược “mua thấp, bán cao“ ảnh 2

Ngưỡng hỗ trợ 905-910 điểm của VN30 và VN30F1911.

Chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30F1911 có hỗ trợ quan trọng quanh vùng 905-910 điểm.

Sự mất kiên nhẫn của người cầm cổ phiếu

Chiến lược “mua thấp, bán cao“ ảnh 3

Bên nắm giữ cổ phiếu đang mất kiên nhẫn.

Dòng tiền mua lên gần như rất bị động trong suốt tuần qua khi diễn biến đường cầu trong xu hướng giảm với đỉnh sau thấp hơn, trong khi đường cung đang có sự dâng lên trong các phiên vừa qua phản ánh sự mất kiên nhẫn của bên cầm cổ phiếu. Hiện tại, cung và cầu đang giao pha với nhau tại khu vực 17%, dòng tiền yếu và bên mua cũng đã không còn làm chủ được tình hình.

Ðà lan tỏa vẫn yếu

Chiến lược “mua thấp, bán cao“ ảnh 4

Đà lan tỏa tiếp tục giảm

Ðà lan tỏa tiếp tục đà giảm và cũng đang loay hoay bên dưới đường trung bình 10 phiên gần nhất, nền giá của thị trường duy trì đà giảm xuyên suốt từ đầu tháng 10 tới thời điểm hiện tại và có dấu hiệu mất xu hướng tăng.

Sở dĩ chỉ số chung VN30 vẫn duy trì được đà tăng là do một vài trụ lớn được neo giá rất tốt. Ðây rõ ràng không phải là một tín hiệu thiếu tính bền vững của một xu thế tăng.

Các nhóm trụ chưa có sự đồng thuận

Sự lan tỏa xét riêng trên VN30 là khá “đuối” trong tuần qua khi dòng tiền vẫn lan tỏa một cách cục bộ. Nhóm ngân hàng vẫn là nhóm dẫn dắt chính, nhưng đang suy yếu từ trạng thái quá mua, nên vấn đề cấp thiết nhất lúc này là tìm ra nhóm dẫn dắt mới. Bài toán này được đặt ra trong hơn 2 tuần nay, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Chiến lược “mua thấp, bán cao“ ảnh 5

Thiếu trụ dẫn dắt mới.

Nhóm thực phẩm - đồ uống (VNM, MSN) đã có những thời điểm tạo hiệu ứng tốt, nhưng chưa đủ mạnh để “gồng gánh” cả thị trường trước sức ép giảm giá từ nhóm bất động sản (VIC, VHM) và sự chững lại đã được dự báo trước của nhóm ngân hàng.

Xét về tầm vóc, nất động sản được xem là nhóm có đầy đủ tố chất để giúp thị trường còn duy trì mạch tăng. Nếu nhóm này vẫn không có động thái tích cực, thì nguy cơ điều chỉnh sâu hơn của thị trường chung là tương đối cao.

Chiến lược mua thấp - bán cao

Nhìn chung, các góc nhìn điều đang đồng thuận về sự yếu ớt của các chỉ số chung, khả năng về một nhịp điều chỉnh tiếp theo là điều có thể dễ xảy ra trong tuần này.

Chiến lược “mua thấp, bán cao“ ảnh 6

Diễn biến giá hợp đồng tương lai chỉ số kỳ hạn 1 tháng.

Tuy nhiên, khả năng giảm sâu không được đánh giá cao, bởi áp lực cung hiện tại mặc dù đang tăng dần, nhưng không quá lớn để gây sức ép khiến chỉ số giảm mạnh.

Ðồng thời, thị trường vẫn đang có trụ với sự lan tỏa còn tích cực của nhóm ngân hàng, cho dù nhóm này khó có thể “dìu dắt” chỉ số bứt phá.

Theo đó, chiến lược chung trong tuần này là mua thấp - bán cao với biên độ dao động được dự báo sẽ từ vùng 905-910 điểm đến vùng 925-928 điểm.

Cụ thể, nhà đầu tư có thể canh các nhịp hồi phục về vùng kháng cự quanh vùng 925-928 điểm để tham gia short (bán) và canh các nhịp điều chỉnh về khu vực hỗ trợ 905-910 điểm để tham gia long (mua).

Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục