Thêm vụ tấn công mã hoá dữ liệu giống VnDirect, tin tặc đòi 140 triệu USD

0:00 / 0:00
0:00
Một nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu bị tấn công với hình thức và thủ đoạn tương tự như vụ tấn công mã hoá dữ liệu vào VnDirect, chỉ khác về loại mã độc cụ thể mà tin tặc dùng để mã hoá dữ liệu.
Các cuộc tấn công mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc đang là nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các cuộc tấn công mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc đang là nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Thông tin mới nhất từ Công ty cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) cho biết, các nhóm tin tặc tiếp tục gia tăng tấn công mã hoá dữ liệu trên toàn cầu. Số tiền khổng lồ thu được qua các vụ việc đang khiến các nhóm tin tặc gia tăng tấn công mã hoá dữ liệu trên toàn cầu.

"Trường hợp mới nhất một nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tại Chile đã bị tấn công. Hình thức và thủ đoạn tương tự như vụ tấn công mã hoá dữ liệu vào VnDirect, chỉ khác về loại mã độc cụ thể mà tin tặc dùng để mã hoá dữ liệu.Theo thông báo ngày 3/4 trên Beeping Computer, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và trung tâm dữ liệu Chile IxMetro Powerhost đã phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng do nhóm ransomware mới có tên SEXi thực hiện. Nhóm này đã mã hóa các máy chủ và bản sao lưu VMware ESXi của công ty. Rất giống với hình thức tấn công của vụ việc VNDirect tại Việt Nam", NCS nhận định.

Powerhost là công ty lưu trữ và kết nối, trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Hoa Kỳ, Nam Mỹ và châu Âu.

Theo thông tin cập nhật mới nhất, Powerhost đã xin lỗi khách hàng, cảnh báo rằng có thể không khôi phục được dữ liệu vì các bản sao lưu cũng đã bị mã hóa.

Khi thương lượng với hacker để nhận khóa giải mã, nhóm ransomware yêu cầu trả 2 bitcoin tương ứng với mỗi khách hàng của Powerhost, tương đương với tổng số tiền cần trả vào khoảng 140 triệu USD.

CEO của PowerHost cho biết: “Chúng tôi đã liên hệ và phối hợp với cơ quan an ninh ở nhiều quốc gia để xác định xem họ có biết về ransomware này hay không. Thông tin nhận được cho thấy đây là biến thể mới có mức độ “sát thương” rất cao. Hacker đòi 2 BTC cho mỗi khách hàng, tổng cộng lên tới khoảng 140 triệu USD. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng tôi trả số tiền theo yêu cầu, cũng chưa chắc có tác dụng. Khuyến nghị chung từ tất cả các cơ quan thực thi pháp luật là không thương lượng, vì trong hơn 90% trường hợp, hacker sẽ “biến mất” sau khi nhận được tiền chuộc”.

Cuộc tấn công này cho thấy tình trạng tấn công mã hoá dữ liệu không chỉ nghiêm trọng tại Việt Nam mà đang là nỗi ám ảnh của hệ thống công nghệ thông tin trên toàn cầu.

Tú Ân
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục