Thất vọng với dữ liệu kinh tế, chứng khoán chìm trong sắc đỏ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau kỳ nghỉ lễ Lao động, phố Wall trở lại với một phiên giao dịch giảm điểm khi các nhà đầu tư thất vọng về tốc độ phục hồi kinh tế, tuy nhiên vẫn đặt kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ duy trì chính sách tiền tệ phù hợp.
Thất vọng với dữ liệu kinh tế, chứng khoán chìm trong sắc đỏ

Dữ liệu việc làm tháng 8 kém cỏi được công bố vào thứ Sáu tuần trước tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý giới đầu tư sau 3 ngày nghỉ lễ. Lo lắng về đà phục hồi kinh tế đang chậm lại đè nặng thị trường trong phiên đêm qua.

Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm phi nông nghiệp trong tháng 8 tại nước này chỉ tăng tăng 235.000 trong khi tháng 7 trước đó tăng tới 1.053.000. Trước đó, các nhà kinh tế dự báo có 728.000 việc làm mới làm mới trong tháng 8.

Với bối cảnh vĩ mô hiện tại, hôm thứ Ba, Morgan Stanley đã hạ xếp hạng chứng khoán Mỹ xuống mức “giảm tỷ trọng” (underweight), chỉ ra những rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế, chính sách và luật pháp, đồng thời cảnh báo rằng hai tháng tới sẽ “gập ghềnh”.

Trong khi sự thất vọng bao trùm thị trường, cổ phiếu Big Tech là sự lựa chọn hàng đầu của giới đầu tư.

Cổ phiếu Big Tech đã thúc đẩy đà tăng của phố Wall đêm qua như những năm gần đây. Apple tăng 1,6% và Netflix tăng 2,7%, cả hai đều lập đỉnh mới.

Mặt khác, các chương trình hỗ trợ thất nghiệp do đại dịch, trong đó cấp 300 USD mỗi tuần cho hàng triệu người bị mất việc làm, đã kết thúc vào thứ Hai (6/9) nhân ngày lễ Lao động tại Mỹ.

Nhà Trắng hôm thứ Ba cho biết, quan chức các bang sẽ tự quyết định có gia hạn thêm chương trình trợ cấp thất nghiệp có người dân bang mình hay không.

Ngoài ra, giới chuyên gia kỳ vọng, EPS của các công ty thuộc S&P 500 sẽ tăng 30% trong quý III, sau khi tăng 96% trong quý II.

Trong khi S&P 500 và Dow Jones giảm điểm trong phiên đêm qua, Nasdaq Composite ghi nhận kỷ lục mới với sự hỗ trợ của cổ phiếu Big Tech. Diễn biến tương tự cũng được nhìn thấy ở Dow Futures, S&P Futures và Nasdaq Futures trong phiên giao dịch ngoài giờ.

Kết thúc phiên 7/9, chỉ số Dow Jones giảm 269,09 điểm (-0,76%), xuống 35.100,00 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,40 điểm (-0,34%), xuống 4.520,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 10,81 điểm (+0,07%), lên 15.374,33 điểm.

Chứng khoán châu Âu kết thúc giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba khi sự thận trọng đã chiếm ưu thế trên thị trường trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thứ Năm (9/9) này. Sự gia tăng gần đây của lạm phát trong khu vực và dữ liệu kinh tế được cải thiện đang thúc đẩy chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Kết thúc phiên 9/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 37,81 điểm (-0,53%), xuống 7.149,37 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 89,03 điểm (-0,56%), xuống 15.843,09 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 17,43 điểm (-0,26%), xuống 6.726,07 điểm.

Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng khi các nhà đầu tư kỳ vọng thủ tướng mới có thể thúc đẩy sự phục hồi kinh tế bằng các biện pháp triệt để giải quyết cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Chứng khoán Trung Quốc tăng sau khi dữ liệu cho thấy xuất khẩu của nước này bất ngờ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 8.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ động lực từ dữ liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc. Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do sức ép từ nhóm cổ phiếu công nghệ lớn.

Kết thúc phiên 7/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 265,25 điểm (+0,86%), lên 29.916,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 54,73 điểm (+1,51%), lên 3.676,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 190,00 điểm (+0,73%), lên 26.353,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 15,91 điểm (-0,50%), xuống 3.187,42 điểm.

Mất đà tăng trong tuần trước, giá vàng đêm qua lao dốc, giảm xuống dưới mốc 1.800 USD/ounce do sức ép của đồng USD mạnh lên, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.

Kết thúc phiên 7/9, giá vàng giao ngay giảm 33,50 USD (-1,83%), xuống 1.794,10 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm 35,20 USD (-1,92%), xuống 1.796,30 USD/ounce.

Giá dầu giảm hôm thứ Ba do áp lực mạnh mẽ của đồng USD và lo ngại về nhu cầu yếu ở Mỹ cũng như các nước châu Á.

Mặt khác, Ả-rập Xê-út vừa có động thái giảm giá đối với tất cả các loại dầu thô bán sang châu Á ít nhất 1 USD/thùng. Đây là dấu hiệu cho thấy mức tiêu thụ ở khu vực nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới vẫn còn trầm lắng khi các đợt đóng cửa để chống lại làn sóng dịch bệnh thứ 4 diễn ra khắp khu vực đang làm mờ đi triển vọng kinh tế.

Tuy nhiên, giá dầu đã tìm thấy sự hỗ trợ từ các chỉ số kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và việc Mỹ tiếp tục mất nguồn cung từ cơn bão Ida.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng 8% so với tháng trước đó, trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhờ xuất khẩu bất ngờ tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng.

Tại Vịnh Mexico, khoảng 79% sản lượng dầu vẫn đang bị ngưng trệ, tương đương 1,44 triệu thùng mỗi ngày, sau hơn một tuần bị cơn bão Ida bị tấn công.

Kết thúc phiên 7/9, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 0,94 USD (-1,4%), xuống 68,35 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,53 USD (-0,7%), xuống 71,69 USD/thùng.

Quỳnh Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục