Tháo gỡ nút thắt để du lịch vùng Đông bằng sông Cửu Long bứt phá

Hội nghị Đầu tư thường niên vào ĐBSCL (MekongInvest) lần thứ 5 diễn ra tại Cần Thơ thu hút gần 500 đại biểu là các cơ quan ngoại giao, tổ chức xúc tiến quốc tế, các chuyên gia, nhà tư vấn đầu tư, dịch vụ bất động sản du lịch, logistic, doanh nghiệp... đến giao lưu, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư vào ĐBSCL.
Riêng vùng ĐBSCL, trong 6 tháng đầu năm nay đã đón gần 21 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ 2016. Riêng vùng ĐBSCL, trong 6 tháng đầu năm nay đã đón gần 21 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ 2016.
Với chủ đề “Thu hút đầu tư hạ tầng- nền tảng phát triển du lịch ĐBSCL”, MekongInvest lần này là cơ hội để các tỉnh trong vùng giới thiệu tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển du lịch theo Quyết định số 2227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến 2020 tầm nhìn đến 2030.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mới và ĐBSCL được đánh giá là điểm đến đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng 2016 đạt hơn 675.000 tỷ đồng, chiếm 19,5%.

Đáng chú ý lượng du khách đến vùng đang gia tăng nhanh chóng đạt đạt 28,15 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2,47 triệu lượt, tăng 18,4%, tổng doanh thu du lịch năm 2016 đạt gần 12.000 tỷ đồng, tăng 16,1% so 2015.

Riêng vùng ĐBSCL, trong 6 tháng đầu năm nay đã đón gần 21 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ 2016.

Tháo gỡ nút thắt để du lịch vùng Đông bằng sông Cửu Long bứt phá ảnh 1

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, có hai điểm chính cần quan tâm đặc biệt để du lịch vùng ĐBSCL phát triển, đó là hạ tầng giao thông và cơ sở lưu trú cần phải đi trước một bước.

Hiện nay, khách đến ĐBSCL chủ yếu bằng đường bộ, đường hàng không chỉ tập trung mốt số tuyến cố định, còn đường thủy hầu như chưa có sự đầu tư nào lớn cho phát triển du lịch trong vùng.

Theo ông Nam, ĐBSCL là vùng sông nước hiền hòa, trù phú, tươi đẹp nhưng du lịch đường thủy kém nhất lại là một nghịch lý cần được khắc phục sớm, do nhu cầu du khách muốn khám phá trải nghiệm du lịch đang tăng lên.

Hơn nữa, ĐBSCL có khá nhiều khách sạn, nhưng ngoại trừ Phú Quốc, còn trong đất liền chưa có mặt các thương hiệu quốc tế lớn có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, rất ít du thuyền, thiếu quy hoạch đất cho các resort ven sông, kể cả hạ tầng về ẩm thực.

Các dịch vụ homestay gắn với văn hóa dân tộc, làng nghề, trang trại làm du lịch hiện còn rất thiếu, trong khi định hướng của vùng là du lịch nông thôn...cũng là bất lợi lớn cho phát triển du lịch trong vùng.

Ông Phạm Thế Triều, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL nhấn mạnh thêm,  hiện nay du khách từ các địa phương trong vùng, kể cả khách quốc tế đến du lịch ĐBSCL gia tăng đáng kể, bình quân tăng trưởng 20%/năm, tuy nhiên lượng khách lưu trú và doanh thu du lịch của toàn vùng thấp nhất cả nước (chỉ chiếm 4% cả nước).

Có nhiều nguyên nhân chưa đạt như kỳ vọng, nhưng theo ông Triều, du lịch ĐBSCL còn thiếu điều kiện dịch vụ phục vụ nhu cầu, thị hiếu của du khách.

“Bên cạnh chủ trương, quyết tâm của Chính phủ, các ngành, địa phương và sự đồng thuận của xã hội, cần có chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này, thì du lịch ĐBSCL mới phát triển nhanh”, ông Triều nói.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, với lợi thế của vùng ĐBSCL cây lành trái ngọt, khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái nhiều nơi còn nguyên sơ, tiềm năng dư địa lớn để phát triển ngành du lịch bền vững hiệu quả và bứt phá nhanh.

ĐBSCL nên có chiến lược lâu dài cho đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nhằm thu hút các nhà đầu tư có tầm cỡ trên thế giới, đi kèm với các cơ chế chính sách và ưu đãi đầu tư để nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.

Tuy nhiên, ông Hiếu lưu ý, lĩnh vực đầu tư bất động sảnnghỉ dưỡng còn mới ở Việt Nam, nhất là các tỉnh vùng ĐBSCL, dù nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro, vì vậy nhà đầu tư cần quan tâm phân tích sâu dòng tiền chiết khấu trong tương lai để đem lại hiệu quả cao nhất, hạn chế rủi ro thấp nhất.

Tại Hội nghị, các tỉnh trong vùng ĐBSCL mời gọi đầu tư vào 33 dự án thuộc nhóm bất động sản và du lịch, với tổng số vốn gần 7.088 tỉ đồng và 45 dự án khác liên quan đến các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, chế tạo, hạ tầng logistic với tổng vốn gần 150.000 tỉ đồng.

Tiếp nối sau Hội nghị sẽ có các hoạt động gặp gỡ giao thương, tìm hiểu đầu tư giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước với doanh nghiệp ĐBSCL.

Huy Tự
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục