Tuy nhiên, thị trường vẫn còn chia rẽ về việc liệu những nỗ lực mới nhất nhằm làm tổn hại đến tài chính của Nga sẽ đi ngang hay thậm chí là phản tác dụng và đẩy nhanh một cuộc suy thoái toàn cầu đang tiềm ẩn.
Mới đây, Indonesia cũng đang xem xét khả năng sẽ tham gia cùng các nước châu Á khác bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ đã thể hiện sự sẵn sàng mua dầu thô của Nga.
Khác với kỳ vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tham gia vào đề xuất của G7, Mỹ hy vọng mức trần giá sẽ mở rộng chiết khấu đối với dầu thô của Nga trên thị trường toàn cầu, tạo cơ hội cho các nhà lọc dầu châu Á có thêm đòn bẩy để đàm phán giảm giá trong các cuộc đàm phán về nguồn cung với Nga.
Trong đó, việc giảm giá trị từ xuất khẩu dầu của Nga thay vì đẩy mạnh dòng chảy dầu sang các thị trường thế giới đã trở thành ưu tiên hàng đầu của phương Tây.
Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về Chính sách Kinh tế, Ben Harris cho biết: “Bất kể các quốc gia có lựa chọn nào, việc áp đặt trần giá giúp chúng tôi đạt được mục tiêu của mình bằng cách gây áp lực giảm đối với chi phí xuất khẩu dầu của Nga. Chúng tôi tin rằng, trần giá sẽ thành công trong mục tiêu của chúng tôi là làm tổn hại đáng kể đến nguồn doanh thu chính của Nga".
Hành động cân bằng
Như hiện tại, cơ chế trần giá đòi hỏi hai yếu tố quan trọng để thực hiện, bao gồm điều phối lệnh cấm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cần thiết để vận chuyển dầu của Nga trên một mức giá nhất định và đặt mức trần giá đó thấp hơn giá thị trường hiện tại nhưng cao hơn giá thành sản xuất.
Mức trần giá quá thấp có thể kích hoạt sự trả đũa của Nga bằng cách đóng cửa hàng loạt cơ sở sản xuất dầu làm thúc đẩy giá dầu thô toàn cầu, tiếp tục lạm phát nhiên liệu và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Mức trần giá quá cao sẽ khiến Nga tiếp tục hưởng lợi từ việc chuyển hướng dầu của mình ra khỏi châu Âu với mức giá hiện tại.
Ehsan Khoman, trưởng bộ phận nghiên cứu các thị trường mới nổi của MUFG cho biết: “Vấn đề quan trọng nhất là xác định trần giá nằm ở mức nào”.
Tổng thống Putin đã nói rằng, ông sẽ ngừng tất cả xuất khẩu dầu sang các quốc gia áp đặt trần giá. Điều đó có nghĩa là Nga đang cố gắng chuyển hướng xuất khẩu nhiều dầu hơn nữa sang các đồng minh thương mại chủ chốt của mình là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
G7 dường như đang quan tâm đến việc Nga chuyển hướng dòng chảy dầu nhiều hơn sang châu Á thay vì trả đũa bằng cách ngừng sản xuất. Với việc xuất khẩu năng lượng của Nga thường tài trợ hơn một nửa ngân sách chính phủ của Nga, Mỹ tin rằng Nga sẽ không thích chỉ đơn giản là đi tắt đón đầu và nên chọn giảm giá nhiều hơn cho dầu của mình.
Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về Khủng bố và Tội phạm Tài chính, Elizabeth Rosenberg cho biết: “Giá trần lớn hơn chi phí sản xuất cận biên của Nga sẽ có động cơ kinh tế rõ ràng để Nga tiếp tục sản xuất và bán dầu”.
Nhập khẩu dầu từ Nga của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh so với mức trước xung đột |
Rủi ro gian lận
Đòn bẩy chính để thực hiện trần giá là khả năng kiểm soát bảo hiểm vận chuyển toàn cầu, điều mà một số người cho rằng nó có thể tạo cơ hội dồi dào cho các nhà nhập khẩu thực hiện lách luật.
Nhưng với hơn 95% đội tàu chở dầu toàn cầu được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm vận tải biển ở các nước G7, không rõ liệu các nhà lọc dầu có mạo hiểm sử dụng các lựa chọn thay thế so với tiêu chuẩn bảo hiểm toàn cầu hay không.
Những người khác lưu ý rằng, việc chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác để trốn tránh các lệnh trừng phạt vẫn có thể làm suy yếu kế hoạch giống như cách mà việc vận chuyển đường biển đã giúp hỗ trợ xuất khẩu của Nga gần mức trước xung đột kể từ tháng 3.
Nhưng bà Elizabeth Rosenberg tin rằng, bảo hiểm vận chuyển sẽ là một rào cản khó vượt qua hơn.
"Chính sách áp đặt trần giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa là dầu và các sản phẩm tinh chế của Nga bất kể hàng hóa đã chuyển từ tàu này sang tàu khác bao nhiêu lần, hoặc chuyển từ người mua ban đầu sang người mua khác miễn là hàng hóa ở trên mặt nước”, bà Elizabeth Rosenberg cho biết.
Ngoài ra, các quốc gia vẫn có thể làm việc hoàn toàn bên ngoài quy định trần giá và sử dụng các dịch vụ bên ngoài liên minh giới hạn giá G7 nhưng có thể "khó khăn về kinh tế".
Ràng buộc thương mại
Nga cũng phải đối mặt với các chi phí lớn về cơ sở hạ tầng và hậu cần để chuyển hướng dầu chảy sang châu Âu sang các khách hàng khác. Ví dụ, một thị trường mà Nga vận chuyển khoảng 3 triệu thùng/ngày dầu thô và các sản phẩm từ châu Âu sang châu Á, sẽ làm giảm khả năng cung cấp tàu chở dầu do các chuyến đi dài hơn. Các chuyến đi của tàu chở dầu từ các cảng Baltic của Nga đến châu Á mất hơn gấp đôi thời gian so với vận chuyển hàng hóa tải từ Vịnh Ba Tư, nơi xuất phát phần lớn nguồn cung từ châu Á.
Khả năng của các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thay thế khối lượng dầu thô Trung Đông ngày càng tăng bằng dầu Ural của Nga cũng có thể hạn chế lượng dầu mà Nga chuyển sang Trung Đông. Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi từ mức trước xung đột lên 2 triệu thùng/ngày và không phải tất cả các nhà máy đều muốn chế biến dầu thô của Nga với tỷ lệ cao hơn.
Đồng thời, nhu cầu dầu trong nước của Trung Quốc cũng đang bị đe dọa do các đợt ngừng hoạt động liên quan đến Covid-19 tái diễn. Platts Analytics dự đoán nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ trong năm nay, ở mức 95.000 thùng/ngày hay 0,6%.
Một số thiệt hại về nguồn cung dầu từ Nga có thể xảy ra ngay cả khi EU thực hiện lại các biện pháp trừng phạt hiện có để đưa cơ chế trần giá vào trước cuối năm nay. Platts Analytics dự báo, sự gián đoạn của Nga có thể đạt mức cao nhất là 1,5 triệu thùng/ngày trong quý I/2023 do lệnh cấm nhập khẩu của EU có thể được "điều chỉnh" bởi trần giá.
Goldman Sachs ước tính rằng, thế giới vẫn có thể mất khoảng 1 triệu thùng/ngày nguồn cung của Nga so với mức trước xung đột do việc chuyển hướng không hoàn chỉnh đến những người mua thay thế không theo trần giá.
Nếu được thực hiện đúng, cơ chế trần giá có thể làm giảm doanh thu năng lượng của Nga và tránh sự gia tăng do suy thoái gây ra trong giá dầu toàn cầu. Đồng thời, nếu Nga quyết định trả đũa thông qua đóng cửa hàng loạt cơ sở sản xuất dầu, thiệt hại sẽ gia tăng trên toàn cầu.