Tại Hội nghị Năng lượng châu Á ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Saudi Aramco, Amin Nasser cho biết: “Chúng tôi tin rằng các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ nhìn chung vẫn ổn định trong thời gian còn lại của năm”.
Sự lạc quan này xuất hiện ngay cả khi nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chững lại, dẫn tới nhiều lần cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt.
“Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế ở một số nước OECD, nền kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu hơn 2 triệu thùng/ngày trong năm nay”, ông cho biết.
Ông dự đoán rằng, một khi nền kinh tế toàn cầu nói chung bắt đầu phục hồi, cán cân cung cầu của thị trường dầu có thể sẽ thắt chặt hơn.
“Mặc dù Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn kinh tế, nhưng lĩnh vực vận tải và hóa dầu vẫn đang có dấu hiệu tăng trưởng nhu cầu”, ông cho biết.
Điều này cũng lặp lại dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng nhu cầu dầu toàn cầu đang trên đà tăng 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2023, vượt xa mức tăng 2,3 triệu thùng/ngày của năm trước.
“Nhu cầu của Ấn Độ cũng mạnh không kém với số liệu mới nhất cho tháng 5 cho thấy nhu cầu cả xăng và dầu diesel đều phá kỷ lục. Ngược lại, nhu cầu từ các quốc gia OECD vẫn còn mờ nhạt trong bối cảnh sản xuất đang tiếp tục sụt giảm và tăng trưởng kinh tế nhìn chung yếu ớt”, báo cáo của IEA cho biết.
Bức tranh chuyển dịch năng lượng không phải màu hồng
Giám đốc điều hành Saudi Aramco cũng lưu ý về việc không chú trọng đến các vấn đề về an ninh năng lượng và khả năng chi trả.
“Châu Á cần một lượng năng lượng ngày càng tăng do vị thế là một cường quốc kinh tế đang lên và tốc độ tăng dân số, nhưng con đường dẫn đến thịnh vượng đó ngày càng bị đe dọa bởi các chính sách chuyển đổi hiện nay”, ông cho biết.
Ngay cả ở phần cuối của quả cầu chuyển đổi, bức tranh hầu như không phải màu hồng. Mặc dù có sự đóng góp từ năng lượng tái tạo và xe điện trong thập kỷ qua, ông Nasser cho rằng nó không đủ để đáp ứng sự tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Ông chỉ ra rằng giá của hydro xanh vẫn nằm trong khoảng 400 USD/thùng, so với giá dầu có giá khoảng 75 USD/thùng.
Nhu cầu về năng lượng truyền thống như dầu mỏ và khí đốt tiếp tục tăng, trong khi than vẫn là nguồn điện lớn nhất thế giới.
“Các chính sách chuyển đổi hiện tại đã gây ra tình trạng thiếu đầu tư vào dầu khí trong một thập kỷ, đây cũng là một tình huống sẽ dẫn đến sự hỗn loạn về năng lượng”, Tổng Thư ký OPEC, Al-Ghais cho biết.