Tăng trưởng tín dụng và GDP qua các con số giai đoạn 2016-2019, so sánh cho năm 2020

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thông tin từ NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng và GDP năm 2016 tương ứng là 18,25% và 6,21%; năm 2017 là 18,28% và 6,81%; năm 2018 là 13,89% và 7,08%; năm 2019 là 13,65% và 7,02%.
Tăng trưởng tín dụng và GDP qua các con số giai đoạn 2016-2019, so sánh cho năm 2020

Đối với giai đoạn 2016-2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp bình quân tăng 9,17%/năm, chiếm trên 20% tổng dư nợ nền kinh tế; Tín dụng ngành xây dựng bình quân tăng 12,76%, chiếm 9,64%; Tín dụng ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng ổn định đạt mức trung bình khoảng 18,6%, chiếm từ 57%-62,5%, trong đó, ngành Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là ngành có dư nợ cao nhất, chiếm từ 16,7%-20,5%.

Tính đến cuối tháng 8/2020, tín dụng ngành công nghiệp tăng 3,24% so với cuối năm 2019, chiếm 18,75% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng ngành xây dựng tăng 7,13%, chiếm 9,99%; tín dụng đối với ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 4,99%%, chiếm 20,52%.

Cũng trong giai đoạn 2016-2019, bình quân tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 19,83%, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 16,69%, chiếm 19%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 7%, chiếm 3,2%; công nghiệp hỗ trợ tăng 19,57%, chiếm 2,81%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,6%, chiếm 0,42%.

Tính đến cuối tháng 8/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 3,71%, chiếm 24,67%; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 4,49%, chiếm 19,5%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 6%, chiếm 2,95%; công nghiệp hỗ trợ giảm 4,61%, chiếm 2,57%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm 0,12%, chiếm 0,36%.

Đối với dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng. Được biết, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm (31/12/2017 là 45,63%, 31/12/2018 là 35,49%, 31/12/2019 là 32,95%).

Đến cuối tháng 8/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 4,78% so với cuối năm 2019, chiếm 19,55% tổng dư nợ tín dụng; trong đó, bất động sản phục vụ mục đích kinh doanh tăng 5,32%, chiếm 33,91% tổng dư nợ tín dụng bất động sản; bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 4,5%, chiếm 66,09% tổng dư nợ tín dụng bất động sản.

Điểm đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán qua các năm 2018 là 14,7%, năm 2019 là 7,49%, đến cuối tháng 8/2020, giảm 10,35%, chiếm 0,32%.

Đồng thời, tăng trưởng tín dụng phục vụ đời sống đã được kiểm soát qua các năm: năm 2016 là 48%, năm 2017 là 36,07%; năm 2018 là 29,59%; năm 2019 là 19,49%, đến cuối tháng 8/2020 tăng 2,37%, chiếm 19,96%.

Bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông tăng 10,82%, chiếm 1,51%, tốc độ tăng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng cũng có xu hướng giảm. Đến cuối tháng 6/2020, dư nợ lĩnh vực này tăng 0,49%, chiếm 1,31%.

Đặc biệt, NHNN đã kịp thời chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… Theo đó, đến cuối tháng 8/2020, dư nợ tín dụng đối với ngành hồ tiêu đạt 14.970 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cuối năm 2019. Dư nợ thiệt hại do hồ tiêu chết tại khu vực Tây Nguyên là 2.740 tỷ đồng, chiếm 22,6% tổng dư nợ cho vay hồ tiêu tại khu vực Tây Nguyên.

Các TCTD đã hỗ trợ khách hàng vay vốn trồng hồ tiêu tại Tây Nguyên số tiền là 1.679 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại nợ là 398,5 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất là 248,5 tỷ đồng; cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh là 1.032 tỷ đồng; khoanh nợ khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 122 triệu đồng.

Đến cuối tháng 8/2020, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn toàn quốc đạt khoảng 53.537 tỷ đồng (chăn nuôi lợn 34.216 tỷ đồng, thức ăn chăn nuôi 18.467 tỷ đồng, thuốc thú y 854 tỷ đồng), dư nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi là 1.578 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay nuôi lợn bị thiệt hại 1.400,28 tỷ đồng).

Đến nay, các TCTD đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại 63 tỉnh/thành phố đang có dịch thông qua các biện pháp: cơ cấu lại thời hạn trả nợ 434 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay 136,898 tỷ đồng; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh 844 tỷ đồng, biện pháp khác (ưu tiên thu gốc trước, lãi sau…) 20 tỷ đồng.

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục