Singapore công bố kế hoạch thúc đẩy kinh tế

(ĐTCK) Singapore công bố kế hoạch mở rộng chi tiêu tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng, cung cấp thêm khoảng không để ngân hàng trung ương có thể cân nhắc thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.
Singapore công bố kế hoạch thúc đẩy kinh tế

Bộ trưởng Bộ Tài chính Heng Swee Keat cho biết sẽ hỗ trợ các công ty đang phải đối diện với việc đảm bảo chi phí lao động trong khi viễn cảnh kinh tế toàn cầu không lấy làm tươi sáng; cam kết tăng mức lương cho đối tượng thu nhập thấp và hỗ trợ thêm cho người già cùng các hộ nghèo. Chính phủ Singapore sẽ tăng chi tiêu thêm 5 tỷ SGD (3,7 tỷ USD) so với năm ngoái và tiếp tục kỳ vọng thặng dư thương mại vào khoảng 0,8% GDP.

Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang chịu chung áp lực trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và Singapore là một trong những quốc gia chịu nhiều tổn thương tại khu vực châu Á khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm.

“Ngay cả khi chúng ta lên kế hoạch tăng chi tiêu, chúng ta vẫn cần chi tiêu vào những lĩnh vực cần thiết, những lĩnh vực giúp đạt được hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu xã hội và kinh tế. Chúng tôi sẽ cân nhắc các lĩnh vực chi tiêu chính trong thời gian tới, nhằm đảm bảo được sự hiệu quả và năng suất”, Bộ trưởng Heng cho biết.

Singapore công bố kế hoạch thúc đẩy kinh tế ảnh 1

 Chi tiêu Chính phủ phân bổ tại từng lĩnh vực năm 2016

Theo ông Heng, Chính phủ sẽ tiến hành giảm thuế mạnh hơn và giúp các công ty vừa và nhỏ có thể thâm nhập vào gói cho vay hơn 2 tỷ SGD, bên cạnh gói 4,5 tỷ SGD được gọi là Kế hoạch Thay đổi ngành công nghiệp (Industry Transformation Plan). Đồng thời, chính phủ sẽ dành 770 triệu SGD để tăng lương cho đối tượng thu nhập thấp.

Trong năm 2016, nền kinh tế Singapore được dự báo sẽ tăng trưởng 1-3%, sau khi tăng trưởng ở mức thấp nhất 6 năm qua trong năm 2015.

Cơ quan Tiền tệ của Singapore (MAS) sẽ công bố các chính sách tiền tệ 2 lần 1 năm, thường vào tháng 4 và tháng 10. Ngân hàng Trung ương Singapore thường sử dụng chính sách tiền tệ hơn là lãi suất để điều hướng nền kinh tế, đã tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ vào ngày 14/10/2015, lần thứ 2 trong năm ngoái.

Bên cạnh việc nhấn mạnh tới một số thử thách trong ngắn hạn đối với các công ty và người dân Singapore, ông Heng còn cho biết, quốc gia này cần chuẩn bị cho những thay đổi về cấu trúc trong dài hạn.

Trong thông báo được đưa ra sau quyết định này, Bộ phận Dịch vụ đầu tư của Moody đã đánh giá kế hoạch thận trọng trong chi tiêu ngân sách, cùng với các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng đang tạo nên “lòng tin tích cực” của giới đầu tư với Singapore.

Lam Phong (Theo Bloombeg)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục