Quan điểm của Goldman Sachs về ngân hàng Trung Quốc đã vấp phải nhiều chỉ trích

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (12/7), cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng phản hồi báo cáo phân tích tiêu cực về lĩnh vực ngân hàng của các nhà phân tích tại Goldman Sachs.
Quan điểm của Goldman Sachs về ngân hàng Trung Quốc đã vấp phải nhiều chỉ trích

Theo Bloomberg, cơ quan quản lý tài chính quốc gia đã liên lạc với một số ngân hàng lớn nhất Trung Quốc sau khi các nhà phân tích của Goldman Sachs hạ xếp hạng đối với một số ngân hàng và hạ giá mục tiêu đối với cổ phiếu những ngân hàng khác.

Hôm thứ Sáu (7/7), Goldman Sachs đã thông báo sửa đổi đáng kể lập trường đối với một số ngân hàng lớn của Trung Quốc sang kém triển vọng hơn. Động thái này sau đó đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết tại Hồng Kông (Trung Quốc) và gây thêm lo ngại cho các nhà đầu tư.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rủi ro ký quỹ và tổn thất tín dụng tiềm ẩn do các ngân hàng tiếp xúc với nợ của chính quyền địa phương.

Báo cáo của Goldman được đưa ra vào thời điểm mà các nhà đầu tư lo ngại về sức khỏe của các phương tiện tài trợ chính quyền địa phương (LGFV) của Trung Quốc. Những lo ngại rằng các ngân hàng có thể phải gánh chịu tổn thất từ các khoản nợ này bắt đầu gia tăng sau khi một số tổ chức cho vay thuộc sở hữu nhà nước bắt đầu cung cấp hỗ trợ tín dụng bổ sung cho các LGFV.

Sau đó, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, đại diện đáng chú ý là Thời báo Chứng khoán đã nhanh chóng phản hồi về báo cáo này. Sự chỉ trích ngay lập tức của họ đối với triển vọng giảm giá của Goldman Sachs đã cho thấy đây là một quan điểm quá bi quan và có phần hiểu lầm về các nguyên tắc cơ bản của ngành ngân hàng Trung Quốc.

“Không nên bi quan về các nguyên tắc cơ bản của các ngân hàng Trung Quốc dựa trên các giả định bi quan, ở một mức độ lớn sẽ có sự hiểu sai”, Thời báo Chứng khoán cho biết hôm 7/7.

Báo cáo của Goldman Sachs cũng vấp phải sự chỉ trích mới từ một ngân hàng lớn của Trung Quốc sau khi nhận được phản ứng dữ dội từ truyền thông nhà nước.

“Các giả định của Goldman đã đánh lừa một số nhà đầu tư và khiến họ lo lắng về chất lượng tài sản”, China Merchants Bank cho biết trong một tuyên bố làm rõ cho các nhà đầu tư.

Quỹ đầu tư Shanghai Banxia Investment Management Center cho biết, dự đoán của ngân hàng đầu tư Mỹ rằng các khoản nợ của chính quyền địa phương sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc và đẩy các khoản nợ khó đòi của họ có thể bị chứng minh là sai.

Cổ phiếu của Merchants Bank đã mất 12% tại Hồng Kông kể từ khi Goldman Sachs hạ giá mục tiêu lần thứ hai trong ba tháng với xếp hạng trung lập.

Merchants Bank lập luận rằng, báo cáo của Goldman Sachs là “phi logic” trong cách tính toán các khoản lỗ tiềm ẩn, “thiếu ý thức chung cơ bản” và cũng đánh giá quá cao mức độ tiếp xúc của nó với các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương.

Mặt khác, Banxia Investment cho biết một số động thái gần đây của chính quyền địa phương nhằm thay thế các khoản nợ bằng các khoản vay dài hạn, lãi suất cực thấp có thể giúp các công ty tránh vỡ nợ và giúp các ngân hàng tránh được tình trạng nợ xấu tăng mạnh.

“Trong một thị trường lãi suất với sự quản lý hành chính đầy đủ và sự phân biệt đáng chú ý, các nhà quản lý Trung Quốc có đủ động lực, sự khôn ngoan và phương pháp để giữ cho bảng cân đối kế toán của các ngân hàng lớn không bị xáo trộn”, quỹ đầu tư này cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên báo cáo phân tích của Phố Wall gây tranh cãi ở Trung Quốc. Câu chuyện nổi tiếng gần nhất liên quan đến báo cáo của JPMorgan Chase về việc “không thể đầu tư” vào các công ty Internet Trung Quốc đã khiến một công ty chứng khoán mất vai trò bảo lãnh phát hành cao cấp trong một đợt niêm yết cổ phiếu.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục