“Ông lớn” của ngành bán lẻ củng cố xu thế tăng trưởng trong năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo số liệu 5 tháng đầu năm 2024 vừa công bố của Tổng Cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng ở mức 8,7% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tiếp diễn xu hướng kích cầu tiêu dùng tích cực. Các doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ đầu ngành như Masan Group trong thời gian tới hứa hẹn cũng sẽ nhận được những kết quả kinh doanh khả quan.
Người tiêu dùng Nhật Bản hào hứng đón nhận sản phẩm tương ớt CHIN-SU Sriracha mới Người tiêu dùng Nhật Bản hào hứng đón nhận sản phẩm tương ớt CHIN-SU Sriracha mới

Lực đẩy tiêu dùng đến từ những chính sách tài khóa

Thông thường, thời điểm quý 2 hàng năm vẫn được coi là giai đoạn có phần kém sôi động đối với ngành bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn phải đối mặt nhiều thách thức như hiện nay. Tuy nhiên, số liệu trong tháng 5 của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Công Thương, do thời tiết đang vào mùa nắng nóng, nhu cầu đối với các mặt hàng đồ gia dụng làm mát tăng, mức sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm giá có xu hướng ổn định, riêng mặt hàng thịt lợn do lo ngại nguồn cung sụt giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại tại một số tỉnh, nên giá tăng nhẹ.

Thời điểm ngày 1/7/2024 sắp tới cũng sẽ đánh dấu hai mốc quan trọng đối với lĩnh vực bán lẻ, đó là việc tiếp tục chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% cho đến hết năm 2024 của Bộ Tài Chính và tăng lương tối thiểu tháng bình quân lên 6% của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Cụ thể, mức lương sau điều chỉnh tăng ở vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng. Hai chính sách này thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc đảm bảo an sinh xã hội, được kỳ vọng sẽ trực tiếp kích cầu tiêu dùng trong năm nay.

Bên cạnh đó, tại ngành sản xuất, lĩnh vực có ảnh hưởng gián tiếp đến bán lẻ, theo Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) mới nhất của S&P Global, trong tháng 5 vừa qua, ngành sản xuất của Việt Nam không thay đổi khi đạt 50,3 điểm. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh giúp sản lượng của các doanh nghiệp tăng nhanh hơn, và hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp cũng tăng. "Kết quả này cho thấy các điều kiện kinh doanh của ngành đã cải thiện nhẹ tháng thứ hai liên tiếp. Sức khỏe của ngành sản xuất chỉ thay đổi nhẹ trong 5 tháng đầu năm 2024", báo cáo nhận xét.

Những chiến lược kích cầu tiêu dùng bán lẻ của Masan Group

Là một gương mặt đại diện của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, Masan Group hiện sở hữu WinCommerce cùng nhiều công ty khác trong hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 vừa công bố, nhờ nhu cầu phục hồi, doanh thu thuần của WinCommerce ghi nhận 7.335 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Với sự hiện diện của chuỗi 3.422 cửa hàng và siêu thị WinMart/WinMart+/WiN trên toàn quốc trong quý 1, công ty này vẫn tiếp tục mở rộng kênh phân phối, thâm nhập thị trường khi đạt tốc độ mở mới 1,6 cửa hàng/ngày với mục tiêu 75% hòa vốn EBITDA.

Theo kế hoạch được chia sẻ tại Đại hội đồng Cổ đông 2024 diễn ra tháng 4 vừa qua, đại diện lãnh đạo WinCommerce cho biết mục tiêu về doanh thu trong năm 2024 dự kiến đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ đồng so với doanh thu năm 2023. Tùy theo sự “ấm” lên của thị trường tiêu dùng, WinCommerce sẽ mở mới 400-1.000 cửa hàng trong năm nay. Cùng với đó, doanh nghiệp bán lẻ này còn đảm bảo mức giá cạnh tranh so với thị trường, mang sản phẩm “giá tốt” tới người tiêu dùng ở cả khu vực thành thị và nông thôn.. Bên cạnh chương trình tiết kiệm quanh năm 20% thịt ủ mát MEATDeli và rau sạch WinEco cho hội viên WiN, WinCommerce thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mại định kỳ, đã và đang phát triển các hàng nhãn riêng bao gồm: Gạo Ngọc Nương, WinMart Good (thực phẩm khô), WinMart Cook (thực phẩm chế biến), WinMart Home (đồ gia dụng), WinMart Care (chăm sóc cá nhân) có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường..

Hướng đi này của WinCommerce nhắm đến việc hiện thực hóa Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước, bao gồm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025. Doanh thu được dự báo tăng trưởng dương của WinCommerce, một trong những trụ cột tiêu dùng bán lẻ, sẽ đóng góp vào kết quả của Masan Group trong năm 2024. Được biết, tập đoàn này dự kiến ​​doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ năm trước.

Đặng Khôi

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục