Nỗi lo lạm phát lương thực giảm bớt khi giá dầu cọ và ngũ cốc giảm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Lo lắng về chi phí thực phẩm toàn cầu tăng cao đang giảm bớt khi giá của nhiều mặt hàng từ dầu ăn đến lúa mì và ngô đang giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng do nguồn cung tăng và khi các nhà đầu tư giảm kỳ vọng vào xu hướng tăng giá của hàng hóa trên thị trường tương lai.
Nỗi lo lạm phát lương thực giảm bớt khi giá dầu cọ và ngũ cốc giảm

Dầu cọ là loại dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới hiện giá đã giảm khoảng 45% từ mức kỷ lục vào tháng 4 xuống mức thấp nhất trong một năm, trong khi lúa mì giảm hơn 35% so với mức cao kỷ lục vào tháng 3, và ngô thì giảm khoảng 30% so với mức đỉnh trong năm nay.

Xung đột giữa Nga-Ukraine vào tháng 2 đã tác động tới nguồn cung cấp ngũ cốc và dầu hướng dương từ Biển Đen, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt do thời tiết khắc nghiệt và sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng. Điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng ở các quốc gia nghèo hơn. Nhưng, hiện giá nhiều mặt hàng hiện đã trở lại mức trước khi xung đột leo thang.

Mặt khác, các nhà đầu tư đang giảm các vị thế kỳ vọng tăng giá trên thị trường tương lai Mỹ khi lãi suất tăng và mối đe dọa suy thoái ngày càng lớn. Các kỳ vọng tăng giá đối với dầu đậu nành đã giảm xuống mức thấp nhất trong 23 tháng, kỳ vọng tăng giá vào lúa mì cũng ở mức thấp nhất trong bốn tháng và vào ngô là nhỏ nhất trong tám tháng.

Hợp đồng tương lai dầu cọ

Hợp đồng tương lai dầu cọ

Giá dầu cọ giảm 11% xuống còn 3.735 ringgit (844 USD) tại Kuala Lumpur vào thứ Tư (5/7), là mức sụt giảm mạnh nhất trong các mặt hàng nông nghiệp. Ngoài ra, giá dầu đậu nành, đậu nành, ngô và lúa mì cũng sụt giảm đáng kể.

Giá dầu cọ sụt giảm diễn ra khi nhà sản xuất hàng đầu là Indonesia tăng cường xuất khẩu sau lệnh cấm, tồn kho tăng ở Malaysia và sản xuất đang bước vào chu kỳ cao điểm theo mùa. Indonesia đang khuyến khích xuất khẩu để tiêu hết lượng tồn kho trong nước và ban quản trị dầu cọ ở nước này cho biết, các kho dự trữ có thể trở lại bình thường vào cuối tháng 8.

Mặt khác, giá dầu giảm cũng sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng từ cây trồng như dầu diesel sinh học. Sathia Varqa, Chủ tịch Palm Oil Analytics cho biết: “Các mức sụt giảm mạnh của dầu thô, dầu đậu nành và nguồn cung xuất khẩu và sản xuất dầu cọ gia tăng đang có tác động lớn tới thị trường”.

Tuy nhiên, sự sụt giảm về giá có thể thúc đẩy nhu cầu từ các nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc và Ấn Độ nhờ thuế giảm. “Tin tốt là giá dầu cọ thô tham chiếu cho Indonesia và Malaysia sẽ thấp hơn đối với lô hàng trong tháng 8, giúp giảm thuế xuất khẩu”, ông Sathia Varqa cho biết.

Trong khi đó, các vụ mùa ngô và đậu tương khổng lồ của Mỹ vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn để đảm bảo nguồn cung và thời tiết trong hai tháng tới sẽ rất quan trọng. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm 5/7 cho thấy điều kiện đối với ngô và đậu tương xấu đi nhiều hơn các nhà phân tích dự báo.

Liên Hợp Quốc dự kiến ​​sẽ công bố chỉ số mới nhất về chi phí lương thực toàn cầu vào thứ Sáu (8/7) và điều này có thể cho thấy là tháng thứ ba giảm liên tiếp kể từ mức kỷ lục đạt được vào tháng 3.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục