Snap
Snap không ưa gì Facebook, vốn từng từ chối đề nghị mua lại ứng dụng Snapchat với giá 3 tỷ USD năm 2013. Sau khi bị Snap từ chối, Facebook đã nhắm vào Instagram và năm ngoái, họ đã mua lại ứng dụng này, tạo ra thách thức lớn đối với Snap.
Instagram đã bổ sung nhiều tiện ích như tin nhắn, bộ lọc, mask… để đối chọi với sự tăng trưởng của Snapchat. Kết quả là, Instagram thu hút tới 500 triệu người sử dụng mỗi ngày.
Tuy nhiên, với vụ bê bối hiện nay, eMarketer ước tính, Facebook sẽ bị mất 2 triệu người sử dụng ở độ tuổi từ 24 trở xuống trong năm nay. Trong khi đó, Snapchat có thể có thêm 1,9 triệu khách hàng trong nhóm này.
Đó là chưa kể, nếu tình hình không cải thiện, những người sử dụng cao tuổi vốn gắn bó với Facebook cũng có thể xem xét nền tảng mạng xã hội khác để thay thế, trong đó có Snapchat.
Line
Messenger của Facebook hiện là ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất tại Mỹ. Tuy nhiên, ứng dụng này ít phổ biến hơn tại Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia. Tại 4 thị trường này, Line có 168 triệu khách hàng tích cực vào thời điểm cuối năm 2017, giảm 1 triệu khách hàng so với một năm trước đó.
Line không chỉ là một ứng dụng nhắn tin. Đó là một nền tảng toàn diện để chia sẻ ảnh, đọc chuyện, nghe nhạc, mua sản phẩm và thậm chí thanh toán di động. Các dịch vụ này cho phép Line giữ được khách hàng và gia tăng lợi nhuận tính theo mỗi người sử dụng.
Với tình hình nhiều khách hàng quay lưng với Facebook, mạng Line hy vọng sẽ thu hút thêm người sử dụng.
Google là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Facebook về quảng cáo trên nền tảng Internet. Do vậy, sẽ có lý khi nhận định rằng, khi uy tín của Facebook đang xuống thấp, không ít quảng cáo của Facebook sẽ chuyển sang Google.
Google cũng có nghiên cứu người sử dụng để lấy dữ liệu phục vụ quảng cáo, song thông tin này ít mang tính riêng tư hơn so với các mạng xã hội. Trước đây, Google đã nỗ lực tham gia thị trường mạng xã hội, song chưa thành. Nay, với sự suy giảm của Facebook, Google có thể phát triển nhanh hơn để mở rộng hệ sinh thái của mình.