Nợ gia tăng làm gia tăng khoảng cách giữa các thị trường mới nổi và các thị trường phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Hai (24/5), một nhà kinh tế cho biết mức nợ ngày càng tăng có thể khiến các thị trường mới nổi tụt lại phía sau so với các thị trường phát triển trong quá trình phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19.
Nợ gia tăng làm gia tăng khoảng cách giữa các thị trường mới nổi và các thị trường phát triển

“Với đại dịch, nợ quốc gia tăng cao chủ yếu là nợ chính phủ và không có gì ngạc nhiên vì nhu cầu cung cấp nguồn vốn để thực hiện các gói kích thích tài khóa. Trong khi đó, nguồn thu từ thuế lại có dấu hiệu giảm trên diện rộng”, Steve Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Moody's Analytics cho biết.

“Tuy nhiên, tác động thực sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa các nền kinh tế phát triển và các thị trường mới nổi. Các khoản nợ tăng cao nhất ở các thị trường mới nổi và họ có thể gặp khó khăn nhất trong việc xử lý khoản nợ này trong tương lai”, ông nói thêm.

Theo một phân tích của Moody’s Analytics cho thấy, tổng nợ trên toàn cầu theo từng nhóm như chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình và tài chính đã tăng kỷ lục 24.000 tỷ USD vào năm 2020. Sự gia tăng này đã đưa nợ toàn cầu lên mức cao mới là 366% tổng sản phẩm quốc nội.

Theo báo cáo của Moody, tổng nợ ở các thị trường mới nổi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua và hiện chiếm 1/3 tổng dư nợ trên toàn cầu.

Các khoản nợ tăng cao nhất ở các thị trường mới nổi và họ có thể gặp khó khăn nhất trong việc xử lý khoản nợ này trong tương lai.

Các thị trường mới nổi bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Brazil là những quốc gia được chọn trong báo cáo của Moody’s Analytics vì có gánh nặng nợ nần gia tăng trên nhiều lĩnh vực.

Nhiều nền kinh tế mới nổi bao gồm Ấn Độ, Argentina và Malaysia đang phải đối mặt với sự gia tăng mới của các ca nhiễm Covid-19, trong khi các thị trường phát triển như Mỹ, Anh và Úc đang báo cáo số ca lây nhiễm giảm.

Nhà kinh tế Cochrane lưu ý rằng, các thị trường mới nổi nhìn chung chậm hơn trong việc bảo đảm và tung ra vắc xin Covid-19 so với các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, gánh nặng nợ tăng cao có thể dẫn đến việc chính phủ các nước này phải kiểm soát tài chính sớm hơn để kiểm soát nợ.

Theo đó, hai yếu tố đó kết hợp lại sẽ đẫn đến tăng trưởng kinh tế giữa các thị trường mới nổi có khả năng tụt hậu so với các nền kinh tế phát triển khi thế giới phục hồi sau đại dịch.

“Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, nợ sẽ không còn là vấn đề nhiều nữa”, nhà kinh tế Cochrane cho biết.

Ông nói thêm rằng, tăng trưởng sẽ không đồng đều trên toàn thế giới, trong khi Mỹ và châu Âu có thể sẽ tăng tốc vào mùa hè này thì các thị trường mới nổi “có thể phải đợi lâu hơn một chút”.

Hạc Hiên
Theo CNBC

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục