COVID-19 đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực và đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu khi nó bắt nguồn từ Trung Quốc, quốc gia chiếm trọng số và chi số chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó ảnh hưởng tới các công ty đa quốc gia, các tổ chức tài chính lớn, Ngân hàng Thế giới, hay các chính phủ đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống.
Để đối phó với với tác động tiêu cực từ COVID-19, Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất ngoài kế hoạch thêm mức 0,5%/năm, đây là mức hạ lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính nợ dưới chuẩn năm 2008. Sau khi Fed hạ lãi suất đã mở màng cho giai đoạn đại biến động của thị trường tài chính trên nhiều kênh đầu tư khác nhau.
Đầu tiên, chứng khoán Mỹ lên xuống với biên độ lớn kể từ 24/2/2020 và kéo dài đặc biệt tới phiên 9/3/2020 đã giảm 2.013.76 điểm, tức 7,79%, phiên giao dịch phải tạm dừng 15 phút để nhà đầu tư bình tĩnh trở lại trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, bất đồng quan điểm giữa OPEC và thành viên, không những không cắt giảm mà còn tăng ngược sản lượng.
Giá dầu Brent có phiên giao dịch ngày 9/3 bất ngờ giảm mạnh tới gần 30% trong phiên, cuối phiên giảm hơn 24%. Đây là mức giá giao dịch thấp nhất trong 4 năm qua và là phiên biến động mạnh nhất kể từ năm 1991 khi trái với kỳ vọng cắt giảm sản lượng thì Ả Rập Saudi lại tuyên bố có thể tăng sản lượng từ 9,7 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày.
Nỗi lo suy giảm đà tăng trưởng kinh tế chưa lắng xuống thì nỗi lo dư cung lại tăng lên, kết hợp nỗi lo sợ dịch bệnh đã càng làm khuếch đại nên nỗi sợ hãi đối với nhà đầu
Diễn biến giá dầu
Khi mà mọi người đều sợ hãi và tâm lý bán tháo tràn lan khắc các thị trường tài chính, thì các kênh trú ẩn an toàn lại một lần nữa hút được dòng tiền và tạo nên những con số không tưởng.
Đầu tiên, thị trường trái phiếu, lợi tức trái phiếu kỳ hạn ngắn và dài đều giảm, trong đó đặc đặc biệt lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống dưới 1%, điều chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ và hiện chỉ giao dịch vùng 0,644%. Kể từ đầu năm tới nay, lợi tức trái phiếu đã giảm tới 64,12%.
Như vậy có thể thấy, dòng tiền tiếp tục đẩy mạnh vào kênh trái phiếu làm cho tỷ suất lợi tức trái phiếu giảm không có điểm dừng và giao dịch vùng giá không tưởng từ trước tới nay.
Nếu như kinh tế thế giới không có một diễn biến, một thay đổi nào lớn giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư, thì họ sẽ vẫn tiếp tục lựa chọn kênh trái phiếu. Điều này về trung hạn sẽ làm cho dòng tiền vào thị trường cổ phiếu giảm.
Diễn biến lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm
Bên cạnh việc chọn trái phiếu Mỹ là kênh trú ẩn còn có một nguyên nhân khác, là hiện nay lãi suất thực ở nhiều khu vực hiện bằng 0 hoặc âm như châu Âu, Nhật Bản…, ngoại trừ Mỹ là quốc gia phát triển còn lại có lãi suất dương. Chính điều này càng khuyến khích giới đầu tư tiếp tục đổ tiền vào trái phiếu Mỹ, đẩy lợi tức ngày một thấp hơn.
Một kênh trú ẩn tiếp theo được giới đầu tư lựa chọn thay cho thị trường chứng khoán chính là vàng. Với mức giá đang giao dịch 1.660 USD/ounce, giá vàng đã tăng 9,6% từ đầu năm và tăng 30% kể từ đáy tháng 5/2019 tới nay.
Trên thị trường tiền tệ, giới đầu tư đều biết được rằng Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế ổn định và theo hãng tin Bloomberg dẫn số liệu Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 16/12/2019, hiện Nhật Bản đang nắm giữu 1.170 tỷ USD trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành tính tới tháng 10/2019 và trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Chính vì hoạt động ổn định cộng với là chủ nợ lớn nhất thế giới nên đồng tiền quốc gia này liên tục tăng giá. Nếu như đầu năm 1 USD đổi 111,9 yên Nhật, thì nay tỷ lệ này chỉ còn 103,9, tức yên Nhật lên giá 7,15% so với đầu năm. Tỷ giá có hiện tượng giảm mạnh giai đoạn gần đây càng cũng cố xu hướng này.
Như vậy có thể thấy, hiện tượng "thiên nga đen" từ dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi thứ và tạo ra một giai đoạn biến động mạnh khó lường cho giới tài chính.
Nhà đầu tư bán tháo, biến động mạnh trên thị trường chứng khoán từ Mỹ, châu Âu, châu Á…, hay tháo chạy khỏi các đồng tiền của nền kinh tế kém ổn định để tìm đến các kênh trú ẩn an toàn như vàng, trái phiếu, hay tiền tệ của quốc gia ổn định, giúp các kênh đầu tư này lên ngôi.
Mặc dù các chính phủ cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kích cầu như hạ lãi suất, tung gói hỗ trợ, tăng chi tiêu chính phủ… nhằm đối phó với nguy cơ tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tâm lý nhà đầu tư ổn định quay trở lại. Do đó, thị trường tài chính toàn cầu được dự báo sẽ còn nhiều biến động khó lương