* Phiên giao dịch đầu tuần 12/11: Những tưởng thị trường sẽ hồi phục nhờ lực kéo từ một số mã lớn nhưng dòng tiền khá yếu trước áp lực bán thường trực khiến sắc đỏ nhanh chóng quay trở lại, dập tắt tia hy vọng xanh trong phiên giao dịch sáng. Tuy nhiên, sang phiên chiều, dưới sự dẫn dắt của một số cổ phiếu lớn, các chỉ số đã lấy lại đà tăng điểm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,83 điểm (+0,42%) lên 918,12 điểm, HNX-Index tăng 0,36 điểm (+0,35%) lên 103,37 điểm, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,12%) lên 51,66 điểm.
Trong đó, TVSI nhận định khá tiêu cực khi dự báo đà giảm sẽ tiếp tục duy trì và không loại trừ khả năng chỉ số VN-Index sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 880-890 điểm.
Tương tự, SHS dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và có thể sẽ cần một nhịp test lại hỗ trợ 885-900 điểm lần nữa.
* Sang phiên giao dịch ngày 13/11: Đà giảm của TTCK thế giới, đặc biệt là chứng khoán Mỹ, khiến VN-Index lao dốc ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay và chịu áp lực lớn nhất vẫn là nhóm cổ phiếu bluechips.
Nhà đầu tư vẫn duy trì trạng thái thận trọng trong phiên giao dịch chiều nến đà hồi phục của VN-Index bị hạn chế nhiều. Bởi vậy, thêm một nhịp đẩy bán trong thời điểm cuối phiên khi nhà đầu tư hết kiên nhẫn dễ dàng khiến đà giảm của VN-Index nới thêm.
Đóng cửa, VN-Index giảm 12,74 điểm (-1,39%) xuống 905,38 điểm, HNX-Index giảm 0,9 điểm (-0,87%) xuống 102,47 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,45) xuống 51,46 điểm.
Hay BVSC dự báo nếu vùng hỗ trợ quanh 905 điểm bị xuyên thủng, thị trường rất có thể sẽ chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và quay lại kiểm tra vùng đáy cũ quanh 885 điểm.
Trong khi đó, SHS nhận định có phần tích cực hơn dù thị trường giảm khá sâu, với dự báo VN-Index có thể tiếp tục giằng co và rung lắc với vùng kháng cự tại 920-925 điểm (MA5-20) và ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 915 điểm (MA10).
* Trong phiên giao dịch 14/11: Dù nỗ lực trở lại sau phiên giảm sâu trước đó, nhưng đà giảm mạnh của nhóm dầu khí và ngân hàng khiến VN-Index phải "ôm hận", trong khi HNX-Index thậm chí còn giảm sâu hơn phiên hôm qua.
Đóng cửa, VN-Index giảm 4,45 điểm (-0,49%), xuống 900,93 điểm, HNX-Index giảm tới 1,27 điểm (-1,24%), xuống 101,2 điểm, UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,42%), xuống 51,24 điểm.
Tương tự, TVSI cho rằng, diễn biến hồi phục được dự báo sẽ sớm xuất hiện.
Trái lại, BVSC đưa ra kịch bản tiêu cực, nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng, thị trường rất có thể sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn và có khả năng đường giá giảm về vùng đáy 880-885 điểm.
* Đến phiên giao dịch 15/11: Sự hỗ trợ của nhóm dầu khí và ngân hàng đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm thành công trong ít phút cuối phiên sáng.
Tuy nhiên, lực bán nhanh chóng gia tăng trong phiên chiều, nhiều cổ phiếu ngân hàng, dầu khí trở lại sắc đỏ, cùng đà giảm mạnh của VIC đẩy VN-Index lao thẳng xuống sát mốc 890 điểm và tưởng chừng thị trường có thêm phiên giảm mạnh, nhưng sự trở lại kịp thời của một số mã ngân hàng lớn đã giúp VN-Index hãm đà rơi.
Đóng cửa, VN-Index giảm 3,78 điểm (-0,42%), xuống 897,15 điểm, HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,18%) xuống 101,02 điểm, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,01 điểm (+0,02%), lên 51,25 điểm.
TVSI đã nhận định khá đúng về xu hướng thị trường khi dự báo VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh xuống vùng giá thấp hơn, mặc dù vậy khả năng giảm sâu chưa quá lo ngại.
Đáng kể, PHS và MBS nhận định khá sát thị trường khi dự báo ngưỡng tâm lý 900 điểm của VN-Index đang bị đe dọa.
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/11: Dù gặp chút khó khăn, nhưng VN-Index đảo chiều thành công trong phiên sáng nhờ lực cầu tăng tốt.
Diễn biến khởi sắc tiếp tục duy trì tốt trong phiên chiều dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí. Tuy nhiên, VN-Index chưa thể vượt qua được thử thách 900 điểm do lực đỡ chưa đủ mạnh.
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,04 điểm (+0,12%) lên 898,19 điểm, HNX-Index tăng 2 điểm (+1,98%) lên 103,01 điểm, UPCoM –Index tăng 0,76 điểm (+1,49%) lên 52,01 điểm.
Tương tự, SHS cũng dự báo khá đúng khi cho rằng trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể sẽ tiếp tục test lại vùng đáy cũ trong khoảng 880-990 điểm và có thể bật lên từ vùng giá này.
Trong khi đó, PHS nhận định trái ngược khi dự báo đà giảm điểm của thị trường vẫn còn khả năng tiếp diễn.