* Phiên giao dịch đầu tuần 14/5: Trong phiên sáng, sau khi leo lên ngưỡng 1.050 điểm, áp lực bán gia tăng, đẩy VN-Index xuống dưới tham chiếu.
Dù vậy, nhận được sự hỗ trợ của một số mã lớn , Vn-Index hồi dần. Nhưng do lực cầu còn dè dặt, nên VN-Index không thể về lại được ngưỡng 1.050 điểm.
Trong phiên chiều, dù dòng tiền vẫn còn dè dặt, nhưng với sự khởi sắc của cặp đôi VIC-VRE, thị trường nới rộng đà tăng và bứt mạnh hơn về cuối phiên khi đà tăng của cặp đôi này lan tỏa sang nhiều mã lớn khác như nhóm dầu khí, SAB, MSN…
Tuy nhiên, thanh khoản không được cải thiện nhiều do sự thận trọng vẫn còn nơi nhà đầu tư.
Đóng cửa, VN-Index tăng 22,13 điểm (+2,12%), lên 1.066,98 điểm; HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,42%), lên 123,28 điểm; UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,52%), xuống 55,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5.118,25 tỷ đồng.
Về phần các dự, với phiên tăng điểm cuối tuần trước, nhưng dấu hiệu thanh khoản chưa được cải thiện thì BVSC đã nhận định khá đúng về lượng tiền đổ vào thị trường vẫn sẽ ở mức thấp, và cho rằng xu hướng chỉ thực sự rõ nét khi có sự xác nhận của thanh khoản.
PHS thì khuyến nghị nhà đầu tư còn duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng cơ hội để hạ tỷ trọng trong trường hợp VN-Index tiếp tục có những phiên tăng điểm nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp.
Còn KBSV rất hi vọng vào việc VHM niêm yết vào 17/5 và nhóm VIC-VRC-VHM có thể nâng đỡ thị trường tốt nhờ tỷ trọng vốn hóa lớn của mình. Tuy nhiên, hiện tại đây mới chỉ là dự báo 50/50.
Còn SHS cho rằng trong tuần giao dịch này, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 1.000-1.070 điểm.
* Sang phiên 15/5: mở cửa thị trường cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như các bluechips tiếp tục là động lực chính giúp thị trường tăng điểm, từ đó lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu khác, giúp VN-Index kết phiên tiếp cận mốc 1.080 điểm.
Bước vào phiên chiều, VN-Index tiếp tục tăng hướng lên mức 1.085 điểm. Tại vùng giá này, áp lực bán đã tăng mạnh khiến VN-Index giảm nhiệt và lùi về 1.074 điểm.
Dẫu vậy, với sự ổn định của nhiều mã vốn hóa lớn và bluechips, tiêu biểu là nhóm ngân hàng, sắc xanh của VN-Index vẫn được giữ vững.
Đóng cửa, VN-Index tăng 6,52 điểm (+0,61%), lên 1.073,5 điểm; HXN-Index tăng 0,38 điểm (+0,3%), lên 123,65 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,37%), lên 55,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.617 tỷ đồng.
Về phần các Dự, vẫn là yếu tố thanh khoản được BVSC mổ xẻ, khi công ty này cho rằng thanh khoản thấp đang khiến cho xu hướng qua từng phiên của chỉ số VN-Index không thật sự đáng tin cậy.
BSC thì nhận định thị trường đã ổn định hơn, tuy nhiên, các phiên điều chỉnh vẫn sẽ có thể diễn ra. Nhà đầu tư nên tránh việc mua đuổi, không sử dụng margin trong thời gian nhạy cảm này.
PHS phán đoán chính xác khi cho rằng thị trường tiếp tục tăng tốt nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp.
Tương tự là SHS, khi nhìn nhận VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục với mục tiêu là ngưỡng 1.070 điểm.
* Sang phiên 16/5: Trong phiên sáng, các chỉ số chính giằng co nhẹ quanh tham chiếu khi cả bên mua và bên bán đều tỏ ra thận trọng. Tuy nhiên, bên nắm giữ cổ phiếu tỏ ra mất kiên nhẫn, đẩy VN-Index lao dốc mạnh ngay khi bước vào phiên chiều.
Dù đà giảm được hãm bớt khi VN-Index nhận được sự hỗ trợ ở vùng 1.050 điểm, nhưng thị trường vẫn không tránh được phiên điều chỉnh sâu. Đặc biệt, nhà đầu tư vẫn đang rất dè dặt khiến thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh. Áp lực bán diễn ra khiến nhiều mã giảm giá, trong đó nhiều mã lớn giảm mạnh.
Đóng cửa, VN-Index giảm 18,88 điểm (-1,76%), xuống 1.054,62 điểm; HNX-Index giảm 2,16 điểm (-1,75%), xuống 121,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,12%), xuống 55,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.088 tỷ đồng.
Về phần các Dự, với phiên điều chỉnh giảm sâu đột ngột đã vượt khả năng dự doán của các công ty chứng khoán.
BSC cảm nhận phần nào sự điều chỉnh khi nhận định, trong kịch bản tốt, các nhóm cổ phiếu lớn sẽ thay thế nhau làm động lực kéo chỉ số, ổn định thị trường. Tuy vậy, vẫn không thể loại trừ khả năng thị trường vẫn sẽ điều chỉnh và rung lắc mạnh.
BVSC vẫn cho rằng, thanh khoản thấp đang khiến cho xu hướng qua từng phiên của chỉ số VN-Index không thật sự đáng tin cậy.
PHS phân tích VN-Index tạo cây nến dạng Shooting star ở vùng kháng cự 1.080-1.100 cho thấy lực bán đang xuất hiện ở vùng này. Bên cạnh đó, lượng hàng bắt đáy từ 2 hôm trước sẽ được giao dịch, do đó ,nhiều khả năng chỉ số sẽ gặp khó khăn.
Tương tự là KBSV khi cho rằng nhịp điều chỉnh tăng điểm của thị trường có thể kết thúc trước khi VHM niêm yết.
Còn SHS nghiêng về phương án VN-Index có thể sẽ rung lắc và giằng co với biên độ trong khoảng 1.055-1.080 điểm.
* Sang phiên 17/5: Tâm lý thận trọng bao trùm ngay khi mở cửa. Dòng tiền dè dặt khiến giao dịch diễn ra chậm, sắc đỏ lấn át. Diễn biến này khiến nhà đầu tư sốt ruột mà tiếp tục thoát hàng, đà giảm của VN-Index theo đó tăng dần về cuối phiên.
Trong phiên chiều, diễn biến có phần tiêu hơn, VN-Index nhanh chóng lùi sâu hơn. Không được sự ủng hộ của dòng tiền, cộng thêm tâm lý bi quan nên VN-Index không thể tránh được phiên lao dốc thứ 2 liên tiếp.
Đóng cửa, VN-Index giảm 23,98 điểm (-2,27%), xuống 1.030,64 điểm; HNX-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%), lên 121,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,04%), xuống 55,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.109 tỷ đồng.
Về phần các Dự, do có thêm một phiên giảm quá sâu, các công ty chứng khoán phần lớn đã khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng.
Trong đó, BSC cho rằng các phiên rung lắc là tất yếu trong bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt giảm điểm kéo dài. Nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi tín hiệu thị trường, chờ giai đoạn ổn định mới đưa ra quyết định giải ngân.
Tương tự là PHS, khi khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát hoặc cân nhắc cẩn trọng với quyết định mua mới trong giai đoạn này. VN-Index có thể sẽ tiếp tục có thêm một vài phiên giảm nữa như trước đây.
BVSC vẫn giữ quan điểm không đáng tin cậy của chỉ số VN-Index khi yếu tố thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp.
Trái lại, SHS cho rằng VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với mục tiêu là ngưỡng kháng cự 1.070 điểm (MA20).
* Sang phiên cuối tuần 18/5: Trong phiên sáng, sau khi giằng co quanh tham chiếu, áp lực bán gia tăng, trong khi lực cầu yếu khiến VN-Index đảo chiều và giảm sâu trong nửa cuối phiên, xuống vùng 1.020 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực cung tiếp tục gia tăng, đẩy VN-Index lùi sâu về vùng 1.010 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc ở một số mã lớn, đẩy chỉ số hồi phục và bứt hẳn, đóng cửa trên ngưỡng 1.040 điểm.
Thanh khoản đột biến của phiên hôm nay chủ yếu do giao dịch thỏa thuận với 290 triệu đơn vị, giá trị 31.572,4 tỷ đồng, chủ yếu đến từ giao dịch 267,8 triệu cổ phiếu VHM, giá trị 30.716,7 tỷ đồng từ phiên sáng.
Đóng cửa, VN-Index tăng 9,9 điểm (+0,96%), lên 1.040,54 điểm; HNX-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (-0,19%), xuống 121,27 điểm; UPCoM-Index giảm 0,73 điểm (-1,30%), xuống 55,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 36.569 tỷ đồng.
Về phần các Dự, với việc cổ phiếu VHM sẽ được tính vào chỉ số chung thì BVSC cho rằng thị trường có khả năng hồi phục.
BSC có phần thận trọng hơn khi nhận định biến động thị trường đang khó lường, việc các mã trụ đang có xu hướng giảm điểm trung hạn và việc nhà đầu tư bắt đáy nhiều tại vùng giá cao sẽ tiếp tục tạo áp lực bán trong thời gian tới.
PHS khuyến nghị nhà đầu tư, trong trường hợp xảy ra phiên hồi kỹ thuật, những nhà đầu tư chưa kịp bán ra ở đợt tăng vừa rồi có thể tận dụng cơ hội để giảm tỷ trọng cổ phiếu.
KBSV cũng cho rằng thị trường sẽ phục hồi ngắn hạn ở nhóm ngân hàng cao và do đó có thể tác động lớn đến thị trường trong những phiên tới.
Tương tự là SHS nhận định, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với mục tiêu là vùng kháng cự trong khoảng 1.050-1.055 điểm (MA5-10).