Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 34,67 điểm (+2,95%) lên mức 1.209,52 điểm.
Trong tuần thanh khoản trên HOSE chỉ đạt 82.793 tỷ đồng, giảm mạnh 36,6% so với tuần trước, dưới mức trung bình. Thị trường phân hóa mạnh, mức độ phục hồi tốt tập trung ở các mã/nhóm mã kết quả kinh doanh quý I tích cực.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần từ 22-26/4
Ngày |
VN-Index |
Biến động |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
26/4 |
1.209,52 |
+4,55 (+0,38%) |
620.884.416 |
15.488 |
25/4 |
1.204,97 |
-0,64 (-0,05%) |
569.651.810 |
14.174 |
24/4 |
1.205,61 |
+28,21 (+2,4%) |
820.079.823 |
19.847 |
23/4 |
1.177,4 |
-12,82 (-1,08%) |
778.311.310 |
17.489 |
22/4 |
1.190,22 |
+15,37 (+1,31%) |
708.578.793 |
15.966 |
Trong khi đó, trên sàn HNX có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tổng cộng cả tuần chỉ số HNX-Index kết tuần ở mức 226,82 điểm, tăng 6,02 điểm, tương ứng tăng 2,73% so với tuần trước. Thanh khoản sàn HNX cũng giảm mạnh 32,5%, đạt 7.133 tỷ đồng được giao dịch.
Diễn biến sàn HNX trong tuần từ 22-26/4
Ngày |
HNX-Index |
Biến động |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
26/4 |
226,82 |
-0,75 (-0,33%) |
69.633.744 |
1.393 |
25/4 |
227,57 |
-0,3 (-0,13%) |
61.937.800 |
1.223 |
24/4 |
227,87 |
+5,24 (+2,35%) |
84.628.700 |
1.608 |
23/4 |
222,63 |
-2,67 (-1,19%) |
74.091.940 |
1.394 |
22/4 |
225,31 |
+4,51 (+2,04%) |
78.949.698 |
1.515 |
Thị trường có tuần phục hồi sau tuần giảm rất mạnh trước đó. Theo đó, chỉ số VN-Index đã kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.165 điểm tương ứng với giá trung bình MA200 phiên. Trong ngắn hạn, với việc đã lấy lại được vùng hỗ trợ 1.200 điểm trước đó, VN-Index đã diễn biến theo kịch bản tích cực là hoàn thành mô hình w nhỏ và kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi phục.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 22-26/4:
CTCK Kiến Thiết Việt Nam – CSI nhận định thiếu chuẩn xác trong phiên đầu tuần ngày 22/4 bởi quan điểm cho rằng xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế, điều này hoàn toàn có cơ sở bởi VN-Index vừa trải qua tuần lao dốc mạnh mẽ khi bốc hơi hơn 100 điểm chỉ trong 4 phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, thực tế chỉ số VN-Index đã đảo chiều hồi phục và đóng cửa phiên 22/4 tại mốc 1.190 điểm.
Sau phiên khởi sắc ngày đầu tuần, CSI đã thận trọng và chuyển qua trạng thái nhận định trung lập khi dự báo thị trường vẫn trong nhịp hồi kỹ thuật ngắn hạn mà chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh.
Đồng thời, CSI khuyến nghị nhà đầu tư quan sát, hạn chế việc mở vị thế mua mới, thậm chí căn bán khi nhịp hồi kỹ thuật đưa VN-Index tiến tới ngưỡng kháng cự 1.220-1.245 điểm. Trong chiều hướng mua mới, cần kiên nhẫn chờ đợi mốc hỗ trợ 1.125-1.137 điểm.
CTCK AIS cũng khá thận trọng và đã ghi điểm khi nhận định VN-Index tiếp tục kiểm nghiệm vùng 1.200 điểm. Đồng thời, AIS cho rằng thị trường xuất hiện những phiên tăng điểm trong nghi ngờ nên sự tiêu cực là khó tránh khỏi và trạng thái giảm điểm có thể còn tiếp diễn.
Cùng chung quan điểm không mấy lạc quan trong bối cảnh thị trường chung nhiều biến động, CTCK KB Việt Nam – KBSV cho rằng, trạng thái giằng co cung-cầu nhiều khả năng vẫn tiếp diễn, tuy nhiên tâm lý tiêu cực vẫn lấn át hầu hết thị trường.
Đồng thời, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế, cơ cấu lại danh mục trong các nhịp hồi phục sớm.
Trong khi đó, CTCK Asean duy trì quan điểm trong 3 phiên đầu tuần với lời khuyên nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp nếu không thể bám sát bảng điện và có thể tận dụng nhịp hồi để thực hiện chiến lược giao dịch T+ trong tuần này.
Tuy nhiên, sau những phiên đảo chiều tăng – giảm nhanh chóng trên, đặc biệt là pha tăng tốc vào giữa tuần ngày 24/4, Asean đã đưa ra nhận định rằng đây chỉ là nhịp phục hồi ngắn, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua đuổi, cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận ở mức 7-10% cho các vị thế mua vào theo chiến lược giao dịch T+.