Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai

(ĐTCK) Cách đây 20 năm, các quốc gia châu Á đã chịu tổn thương nặng nề bởi khủng hoảng, khiến đồng tiền và thị trường chứng khoán lao dốc, không đủ khả năng trả nợ nước ngoài và đẩy hàng triệu người quay lại tình cảnh nghèo khó.
 Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai

Hiện tại, châu Á lại đứng trước thử thách mới, khi các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới chuẩn bị hoặc đã và đang tiến hành thắt chặt tiền tệ. Điều này có thế rút cạn thanh khoản của các thị trường đang nổi, tạo áp lực lên các đồng tiền châu Á trong khi tăng giá trị các khoản nợ bằng USD.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á hiện nay đã có những bệ đỡ để đối phó với một cuộc khủng hoảng khác nếu có xảy ra.

Quỹ dự trữ lớn

Quỹ dự trữ tiền tệ của các quốc gia châu Á hiện ở mức trên 6 nghìn tỷ USD, chiếm hơn một nửa số lượng tiền dự trữ toàn cầu, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 3 nghìn tỷ USD.

 Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai ảnh 1

 Quỹ dự trữ tiền tệ của các quốc gia châu Á năm 1996 và thời điểm tháng 5/2017

Năm 1996, quỹ dự trữ của các quốc gia châu Á chỉ có chưa tới 1 nghìn tỷ USD, khiến các ngân hàng trung ương ít có công cụ để điều chỉnh và kiểm soát đồng nội tệ dưới những áp lực xuất phát từ giới đầu tư trên toàn cầu.

Hiện tại, đa phần đồng tiền của các quốc gia châu Á đã được thả nổi phần nào, giúp giảm áp lực đối với các ngân hàng trung ương trong việc neo giữ đồng nội tệ.

Thặng dư thương mại

Tài khoản vãng lai của các quốc gia châu Á đang ở tình trạng tốt hơn nhiều so với thời điểm năm 1996, với đã phần ở trạng thái thặng dư trong vài năm qua. Trong khi đó, tài khoản vãng lai thường được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá sức chịu đựng của một quốc gia trước khủng hoảng.

 Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai ảnh 2

 Tài khoản vãng lai một số quốc gia châu Á năm 1996 (màu đen) và 2016 (màu vàng)

Tăng trưởng tích cực

Các nền kinh tế tại châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh bậc nhất trên thế giới, với các quốc gia như Philippines, Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng trưởng hơn 6%/năm.

 Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai ảnh 3

 GDP các quốc gia châu Á năm 1996 so với 2016

Ít nợ hơn

Đa phần các quốc gia châu Á đều đã có hành động để giảm thiểu nợ nước ngoài, khiến nền kinh tế ít sự phụ thuộc hơn vào tình trạng của đồng USD.

Trong khi đó, cách đây 20 năm, không ít doanh nghiệp phá sản và chính phủ các quốc gia từ Thái Lan với Hàn Quốc đều phải tìm tới các khoản hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khi đồng nội tệ mất giá, làm mất khả năng chi trả các khoản nợ bằng USD.

 Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai ảnh 4

 Tỷ lệ các khoản nợ nước ngoài/thu nhập quốc gia (GNI) một số nước châu Á năm 1996 (màu đen) và 2015 (màu vàng)

Sức mạnh tự thân

Rất nhiều nền kinh tế châu Á hiện đã giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, thay vào đó dựa vào nhu cầu tiêu thụ nội địa. Dân số trẻ tại các quốc gia như Philippines và Indonesia tạo nên “lợi tức dân số” (ích lợi mà nền kinh tế có được từ nhân khẩu học).

 Nhìn lại 20 năm khủng hoảng tài chính châu Á và dấu hỏi của tương lai ảnh 5

 Dân số một số quốc gia châu Á năm 1996 và 2017

Đồng tiền hồi sinh

Ngày 2/7/1997, Thái Lan bãi bỏ việc neo giữ đồng tiền, từ đó tạo nên làn sóng chao đảo thị trường tiền tệ khu vực và quốc tế. Hiện tại, đồng bath trở thành đồng tiền được giới đầu tư ưa chuộng. Không chỉ vậy, các quỹ đầu tư toàn cầu đã rót khoảng 45 tỷ USD đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu tại Indonesia, malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan kể từ đầu năm tới nay.

Các nhà phân tích dự báo, đồng rupiah (Indonesia), peso (Philippines) và ringgit (Malaysia) sẽ trở thành những đồng tiền có màn biểu diễn tốt nhất tại châu Á cho tới cuối năm 2018.

Lam Phong (Theo Bloomberg)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục