Có nên mua lại cổ phiếu quỹ?
Các nhà quản lý tài chính và Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đang phân bổ hàng trăm tỷ USD cho các doanh nghiệp và người cho vay, trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu xấu đi trong đại dịch Covid-19.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng lượng tiền này để mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ để đỡ giá cổ phiếu, nhưng có nhiều ý kiến lại phản đối việc mua cổ phiếu quỹ. Thực ra, không phải hiện nay, mà từ lâu đã có nhiều tranh luận trái chiều liên quan đến việc mua cổ phiếu quỹ.
Những quan điểm phản đối việc mua lại cổ phiếu quỹ cho rằng, việc mua lại cổ phiếu quỹ làm tăng giá cổ phiếu một cách giả tạo. Họ cũng nhấn mạnh rằng, thực tế các công ty sử dụng nguồn tiền mặt để mua lại cổ phiếu quỹ sẽ ảnh hưởng đến các khoản đầu tư quan trọng khác của doanh nghiệp như tăng lương cho nhân viên, xây dựng nhiều nhà máy hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn và đổi mới.
Đầu tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông không hài lòng với các công ty sử dụng tiền từ việc cắt giảm thuế năm 2018 để mua lại cổ phiếu. Ông Trump nói rằng, sẽ không phản đối việc đặt ra các hạn chế đối với các công ty được hưởng lợi từ các gói hỗ trợ trong đại dịch và cấm họ tiến hành mua lại cổ phiếu.
Trong khi đó, những người ủng hộ mua lại cổ phiếu quỹ cho rằng, tiền kiếm được từ các cổ đông thường được tái đầu tư vào các công ty khác, và do đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ý kiến này cũng gây khá nhiều tranh cãi.
“Việc mua lại cổ phiếu quỹ không phải là đầu tư vào nền kinh tế và cũng không tạo ra lợi ích tích cực từ bên ngoài nào. Họ chỉ giúp tối đa hóa lợi ích cổ đông và có lẽ điều này có thể hỗ trợ tâm lý thị trường”, Emir Hrnjic, trợ lý giáo sư Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đánh giá.
Trong một phán quyết của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch ở Mỹ năm 1982, các quy tắc được thiết lập để đảm bảo rằng việc mua lại cổ phiếu chỉ được thực hiện bởi các công ty đáp ứng một số điều kiện nhất định. Sự cần thiết cho những điều kiện này đã được thiết lập ngay từ đầu, có nghĩa thị trường vẫn luôn tồn tại rủi ro thao túng giá từ một số công ty.
Hoạt động mua lại cổ phiếu ngoài nước Mỹ
Mua lại cổ phiếu quỹ là hiện tượng chủ yếu ở Mỹ, nhưng hoạt động này cũng diễn ra khá phổ biến ở các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, 52,5 tỷ USD cổ phiếu được mua lại đã được ghi nhận vào năm 2018. Đáng chú ý, Tập đoàn Softbank mới đây tuyên bố sẽ bán tới 4.500 tỷ yên (41 tỷ USD) tài sản để mua lại 2.000 tỷ yên cổ phiếu.
Khi việc mua cổ phiếu quỹ trở nên phổ biến ở châu Âu, Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA) đã tuyên bố kêu gọi các ngân hàng nhận được cứu trợ vốn hkông được chia cổ tức và mua cổ phiếu quỹ.
Eiopa (cơ quan quản lý lương hưu và bảo hiểm lao động châu Âu) cũng kêu gọi các công ty bảo hiểm tạm dừng chia cổ tức và mua cổ phiếu quỹ. Điều này đã ảnh hưởng đến các công ty lớn như Allianx và AXA, cả hai đều có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ.
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm mạnh, làm cho nhà đầu tư thua lỗ lớn và sự không chắc chắn về tương lai. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tình trạng thấp nghiệp gia tăng trên toàn cầu đặc biệt ở Mỹ và Trung Quốc.
“Mua cổ phiếu quỹ không giúp người lao động cũng như giúp tỷ lệ thấp nghiệp giảm. Nếu như các doanh nghiệp đang kêu gọi cần được hỗ trợ khẩn cấp, thì các nhà lập pháp trên thế giới cần kêu gọi các điều khoản, điều kiện cụ thể của việc mua cổ phiếu quỹ, tránh tình trạng doanh nghiệp lấy tiền hỗ trợ mua cổ phiếu quỹ”, Hrnjic từ NUS cho biết.
Các tập đoàn đã tạm hoãn kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ bao gồm Europe’s Ryanair và Australia’s Qantas. Các công ty khác đã loại bỏ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ và trả cổ tức bao gồm Royal Dutch Shell, HSBC và Barc.