Nhà nước giữ 51% vốn sau cổ phần hoá Vinafood 2

Tỷ lệ vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sau cổ phần hoá sẽ là 51%, theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. 
Vinafood 2 được biết tới là "ông lớn" trong ngành lương thực gặp nhiều bê bối, thua lỗ trong thời gian qua. Vinafood 2 được biết tới là "ông lớn" trong ngành lương thực gặp nhiều bê bối, thua lỗ trong thời gian qua.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ khi thực hiện cổ phần hóa Vinafood 2. Theo đó, tỷ lệ vốn nắm giữ còn lại của Nhà nước tại doanh nghiệp này sẽ chỉ còn 51% sau cổ phần hoá. 

Phó thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo Vinafood 2 khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại công văn ngày 27/9/2016 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện kiểm toán trước khi cổ phần hoá và báo cáo Thủ tướng việc thẩm định lại giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, xử lý tài chính.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp chỉ đạo Vinafood 2 rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất, xử lý các vướng mắc trước khi cổ phần hóa, đồng thời lập phương án cổ phần hóa trình Thủ tướng phê duyệt.

Tới cuối 2015, số lỗ luỹ kế của tổng công ty này lên tới gần 950 tỷ đồng, chưa kể số nợ tồn đọng phải thu là 653 tỷ. Sang năm 2016 dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đã khá hơn khi báo lãi hơn 100 tỷ đồng trong nửa đầu năm, song trong cơ cấu 5.000 tỷ vốn điều lệ vẫn còn hơn 600 tỷ tiền nợ khó đòi. 

Vinafood 2 thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả và gặp khá nhiều bê bối thời gian qua với con số thua lỗ ghi nhận lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Tới cuối 2015, số lỗ luỹ kế của tổng công ty này lên tới gần 950 tỷ đồng, chưa kể số nợ tồn đọng phải thu là 653 tỷ. Sang năm 2016 dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đã khá hơn khi báo lãi hơn 100 tỷ đồng trong nửa đầu năm, song trong cơ cấu 5.000 tỷ vốn điều lệ vẫn còn hơn 600 tỷ tiền nợ khó đòi. Số nợ này chủ yếu từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Võ Thị Thu Hà, Công ty Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum…

Ngoài ra, Vinafood 2 còn có khoảng 500 tỷ đồng đầu tư “sai” vào lĩnh vực thủy sản. Các khoản nợ, đọng này được hình thành từ trước 2013 và được công bố công khai cho các nhà đầu tư có quan tâm.

Trước đó, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cuối tháng 3/2015 cho thấy, giá trị thực tế của công ty mẹ là 14.277 tỷ đồng và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại công ty mẹ là 4.980 tỷ đồng. Kết quả này cũng đã loại trừ những khoản kinh doanh thua lỗ trước đây của công ty. Riêng hai công ty con của Vinafood 2 là Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang và Công ty TNHH MTV Lương thực TP HCM hiện đã chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Tuy thua lỗ nhưng lương bình quân viên chức quản lý tại tổng công ty này vẫn đạt gần 30 triệu đồng một tháng trong năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên gấp rưỡi trong  2016, trong khi lương của người lao động chỉ bằng một phần bảy so với lãnh đạo.

Mới đây, Vinafood 2 đã kiến nghị cơ quan chức năng có cơ chế đặc thù cho tổng công ty về xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, không đủ điều kiện để xử lý... theo quy định hiện hành khi thực hiện cổ phần hóa.

Hồi tháng 3/2016, doanh nghiệp còn kiến nghị xem xét và trình Thủ tướng đưa ra khỏi diện tăng cường giám sát, nhằm tạo điều kiện cho tổng công ty trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.

Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục