Nhà bán lẻ trong nước “phản công”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau thời gian dài nép mình “thủ thế”, dường như khối nội bắt đầu “phản công” trên thị trường bán lẻ.
Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Ảnh: Dũng Minh Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Ảnh: Dũng Minh

Khối ngoại liên tục bành trướng

Sau khi mua lại BigC, Central Retail đã đưa ra nhiều mục tiêu cho tham vọng vươn mình trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Hồi đầu năm, Central Retail cho hay sẽ bổ sung khoản đầu tư trị giá 1,45 tỷ USD cho giai đoạn 2023-2027 để tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên con số 600, qua đó có mặt tại 57/63 địa phương trên cả nước.

Ông Christian Olofsson - Giám đốc điều hành Khối Phát triển bất động sản, Central Retail Việt Nam nhận định, dân số đông và trẻ, kinh tế phát triển ổn định và thu nhập người dân gia tăng đang cho thấy bán lẻ là thị trường rất tiềm năng ở Việt Nam. Nếu so với các thị trường khu vực, Việt Nam cũng có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn. Chẳng hạn, với Thái Lan và Malaysia, 2 thị trường này có trung bình hơn 1.000 đầu khách thuê/trung tâm thương mại, còn ở Việt Nam thì chỉ ở mức 100 khách thuê/trung tâm, cho thấy còn nhiều cơ hội để kéo các khách thuê vào các trung tâm thương mại.

“Ngoài ra, một điều khiến Central Retail tự tin đó là đã nhìn thấy bài học lịch sử, kinh nghiệm thị trường bán lẻ từ Thái Lan với những nét tương đồng mà Việt Nam đang ‘đi lại’ con đường như vậy. Central Retail có thể áp dụng những điểm này và sẽ là lợi thế khi triển khai tại Việt Nam”, ông Christian Olofsson cho hay.

Ảnh tác giả

Các doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy đây là cơ hội kinh doanh và đang tích cực triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam, do đó dòng vốn vào thị trường sẽ tăng lên. Đồng thời, AEON cũng mong muốn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam

Còn với AEON Việt Nam, từ khi góp mặt tại thị trường, nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản này đã thể hiện quyết tâm chinh phục và trở thành một thương hiệu bán lẻ có tầm ảnh hưởng tới người Việt.

Theo ông Furusawa Yasuyuki - Tổng giám đốc AEON Việt Nam, tới năm 2030, nền kinh tế của Việt Nam sẽ phát triển. Vì vậy, AEON đặt mục tiêu xây dựng 30 trung tâm mua sắm, tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng… cùng các địa phương lân cận. Ngoài các trung tâm mua sắm với quy mô lớn như hiện tại, AEON cũng sẽ cân nhắc phát triển hệ thống trung tâm mua sắm với quy mô nhỏ hơn.

Ông Furusawa Yasuyuki cho hay, trước mắt, từ nay tới năm 2025, với lĩnh vực trung tâm mua sắm, AEON kỳ vọng phát triển được 15 trung tâm. Với chuỗi siêu thị vừa và nhỏ MaxValu ở miền Bắc, mục tiêu đạt 100 siêu thị. Với lĩnh vực cửa hàng chuyên doanh, AEON sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống các cửa hàng như cửa hàng xe đạp (AEON Bicycle) và cửa hàng chăm sóc sức khoẻ - sắc đẹp (Glam Beautique). AEON cũng sẽ tăng tốc mở rộng hệ thống cửa hàng này để phục vụ nhu cầu của người dân.

Bình luận thêm về cơ hội thị trường, ông Furusawa Yasuyuki cho rằng, trong 5-10 năm tới, ngành bán lẻ sẽ rất tiềm năng với nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, khi Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng tầng lớp trung lưu trong khu vực Đông Nam Á (9,2%/năm). Theo dự báo, trong 1 thập kỷ tới, GDP bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ tương đương Thái Lan hiện tại.

“Tới năm 2030, GDP đầu người của Việt Nam sẽ ngang bằng với Thái Lan. Tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng từ 36% (hiện tại) lên 50% và tỷ lệ kênh phân phối hiện đại cũng sẽ đạt mức 50%, tăng mạnh từ con số 10% hiện nay. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng sẽ phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng đạt khoảng 24%/ năm. Theo mục tiêu của Chính phủ Việt Nam, tính đến năm 2025, tỷ lệ thanh toán không tiền mặt sẽ đạt 90% và 100% người dân sẽ có mã số định danh cá nhân”, ông Furusawa Yasuyuki dự báo.

Cũng theo ông Furusawa Yasuyuki, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Việt Nam và sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc của ngành thời gian tới, doanh thu của các nhà bán lẻ hàng đầu dự báo tăng gấp 3 lần so với thời điểm hiện tại, trong đó các lĩnh vực dịch vụ, thiết bị và tiêu dùng sẽ tiếp tục bứt phá. Mặt khác, sau dịch, hành vi mua sắm của người dân Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu và sử dụng các nền tảng thương mại điện tử cũng tăng theo.

Nói đến các tên tuổi lớn của ngành bán lẻ đang hiện diện, không thể không nhắc đến Lotte. Tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc sau khi rút khỏi Trung Quốc dường như đang quyết định “tất tay” ở thị trường Việt Nam khi vào tháng 9/2023 đã khai trương Lotte Mall West Lake Hanoi (Tây Hồ, Hà Nội) - đại dự án có tổng diện tích sàn lên tới 354.000 m2.

AEON đặt mục tiêu phát triển 30 trung tâm mua sắm tới năm 2030. Ảnh: Bình Minh

AEON đặt mục tiêu phát triển 30 trung tâm mua sắm tới năm 2030.

Ảnh: Bình Minh

Khối nội “phản công”

Sau nhiều năm để khối ngoại chiếm ưu thế, các nhà bán lẻ trong nước dường như đang bắt đầu một cuộc “phản công” lớn.

Sau 3 dự án khá thành công trước đó, Tập đoàn Trường Hải (Thaco) đang chuẩn bị xây dựng siêu thị Emart thứ 4 tại Hồ Tây, Hà Nội. Dự án có quy mô 2,4 ha thuộc khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây. Mục tiêu của Thaco là mở rộng hệ thống Emart lên 10 đại siêu thị trên toàn quốc vào năm 2025 và đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2026.

Một tên tuổi khác đang cho thấy tham vọng lớn với lĩnh vực bán lẻ là Tập đoàn KIDO. Sau thành công của hệ thống trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, KIDO tiếp tục phát triển dự án Hùng Vương Plaza (quận 5, TP.HCM) quy mô 7 tầng, diện tích sàn thương mại 30.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, doanh thu dự kiến 20 tỷ đồng/tháng.

Theo đại diện KIDO, năm 2023, Vạn Hạnh Mall dự kiến đạt doanh thu 450 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 150 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận lên đến 33,3% trên doanh thu, còn Hùng Vương Plaza ước đạt doanh thu 250 tỷ đồng ngay năm đầu hoạt động.

Không chỉ vậy, theo tiết lộ từ KIDO, doanh nghiệp này đang lên kế hoạch phát triển một mô hình trung tâm thương mại tương tự tại số 1/1 Trường Chinh, quận Tân Phú, TP.HCM (KIDO đang cho đối tác thuê). Dự án sẽ tập trung phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là giới trẻ tại các khu vực lân cận. Cùng với đó, có thể KIDO sẽ thuê lại các mặt bằng để phát triển thêm các dự án phù hợp.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục