Ngân hàng Trung Quốc tung tiền tài trợ doanh nghiệp thâu tóm ở nước ngoài

(ĐTCK) Các ngân hàng Trung Quốc ngày càng tham gia sâu hơn vào các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) quốc tế.
Ngân hàng Trung Quốc tung tiền tài trợ doanh nghiệp thâu tóm ở nước ngoài

Các nhà băng tại Đại lục trở thành người sắp xếp cho các thương vụ M&A toàn cầu trong năm 2016 với giá trị 19,9 tỷ USD, nâng mức thị phần tại thị trường này lên 4,4%, so với mức 0,9% năm 2015, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Ngân hàng Trung Quốc tung tiền tài trợ doanh nghiệp thâu tóm ở nước ngoài ảnh 1

Các khoản cho vay của ngân hàng Trung Quốc trong hoạt động M&A toàn cầu 

Chính sách hướng ra bên ngoài của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thúc đẩy các công ty Đại lục tiến hành các thương vụ M&A đầy tham vọng, với giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập có yếu tố quốc tế được thông báo từ đầu năm tới nay đạt 157 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục mà cả năm 2015 đạt được là 109 tỷ USD.

Đồng hành với làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các công ty Đại lục, trong bối cảnh nền kinh tế nội địa giảm tốc, các nhà băng Trung Quốc cũng đang tập trung hơn vào lĩnh vực cho vay xuyên biên giới.

Wei Hou, chiến lược gia tại Sanford C. Bernstein (Hong Kong) cho rằng, các công ty lớn tại Trung Quốc có ít cơ hội đầu tư tốt tại nội địa trong thời gian này, làm thúc đẩy hơn nhu cầu tiến hành M&A tại nước ngoài. Nhu cầu tài chính đối với các thương vụ quốc tế này giúp các ngân hàng nhỏ tại đây có cơ hội tăng trưởng.

Mặc dù hoạt động cho vay M&A quốc tế tại Trung Quốc đang bùng nổ, ngân hàng Đại lục vẫn còn một chặng đường dài để đi. Ngay cả Bank of China, ngân hàng năng nổ nhất trong việc cung cấp các khoản vay xuyên biên giới, mới chỉ xếp hạng thứ 20 trên toàn cầu trong hoạt động cho vay M&A.

Ngân hàng Trung Quốc tung tiền tài trợ doanh nghiệp thâu tóm ở nước ngoài ảnh 2

 Các thương vụ M&A xuyên biên giới của Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới

Baldwin Cheng, đồng giám đốc bộ phận ngân hàng và tái cấu trúc khu vực châu Á của White & Case cho rằng, các ngân hàng quốc tế ít có khả năng tham gia vào hoạt động hỗ trợ tài chính xuyên biên giới đối với công ty Trung Quốc, bởi đa phần các công ty này đều sử dụng ngân hàng nội địa cho các thương vụ M&A. Đây là một lợi thế lớn để ngân hàng Trung Quốc gia tăng thị phần tại lĩnh vực M&A toàn cầu.

Lam Phong (Theo Bloomberg)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục