Báo Đầu tư đang đăng tải loạt bài nhiều kỳ để thông tin tới bạn đọc về cuộc “ đại di dời” dân ven kênh rạch TP.HCM. Nhiều câu hỏi được đặt ra trong loạt bài này, nhiều ý kiến của các chuyên gia có uy tín đóng góp nhằm giúp TP.HCM có thêm những con kênh trong xanh, có thêm những tuyến đường đẹp như con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài gần hơn 9 km, chảy qua quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình rồi đổ ra sông Sài Gòn. Hơn 30 năm trước, con kênh ô nhiễm nặng, bên bờ nhà cửa lụp xụp, cỏ rác um tùm. |
Năm 1993, dự án khởi động, chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một có số vốn là 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới là 5.252 tỷ đồng, vốn từ ngân sách thành phố là 3.348 tỷ đồng, di dời 7.000 hộ dân. |
Giai đoạn 1, Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoàn thành tháng 8/2012, sau gần 10 năm thi công trong sự vui mừng của người dân thành phố. |
Kênh Nhiêu Lộc bây giờ không chỉ xanh mà còn đẹp lung linh |
Hai bên bờ kênh được nhiều loại hoa và những hàng cây xanh thẳng tắp. |
Buổi sáng hàng ngày, người dân đến tập thể dục và hít thở không khí trong lành. |
Dọc hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa nhộn nhịp người chạy bộ và đạp xe đạp. |
Những ngày cuối tuần hoặc các ngày lễ lớn.Trên dòng kênh được các doanh nghiệp và các đơn vị du lịch tổ chức lễ hội giao lưu văn hóa |
Trong bức tranh nhiều màu sáng tối của quy hoạch kênh, rạch tại TP. HCM, có thể nói công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là điểm sáng lớn nhất được người dân ghi nhận. |