Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/4 Thái Lan, 1/10 Mỹ, Nhật

Bên cạnh đề xuất chọn năm 2019 là năm tăng năng suất lao động quốc gia, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng do ông Vũ Viết Ngoạn đứng đầu chỉ rõ thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam và đề nghị lập Hội đồng Năng suất Quốc gia năng suất lao động.
Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có nguy cơ không tạo động lực để tăng trưởng kinh tế cao. Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có nguy cơ không tạo động lực để tăng trưởng kinh tế cao.

Hội đồng bao gồm các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, các nhà khoa học. Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng; các Phó Chủ tịch có thể là Bộ trưởng.

Hội đồng có cơ quan thường trực để phối hợp với các động lực tăng năng suất quốc gia, trong đó có sự tham gia của Viện Năng suất Quốc gia.

Theo Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, có 3 nguyên nhân khiến Việt Nam phải quan tâm đặc biệt đến NSLĐ là dù có chuyển biến tích cực những năm gần đây, nhưng năng suất lao động Việt Nam vẫn dưới mức tăng trưởng cần thiết để đạt các mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng.

Tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam tăng từ 4,35% giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,64% giai đoạn 2016 - 2017. Theo tính toán, để đạt được GDP bình quân 6,85% trong 3 năm 2018 - 2020, hay mục tiêu GDP từ 6,5% đến 7% cùng thời gian trên, tốc độ tăng NSLĐ phải là 6%.

Dù Việt Nam có cải thiện NSLĐ, nhưng vẫn chậm hơn Lào, Campuchia và Myanmar. Năm 2015, NSLĐ của ngành chế biến, chế tạo Việt Nam bằng 1/4 Thái Lan, Trung Quốc, bằng 1/10 so với Hàn Quốc, Nhật Mỹ...

Tổ Tư vấn khẳng định, Chính phủ triển khai Chương trình Quốc gi về Năng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đến năm 2020 nhưng quy mô và phạm vi còn nhỏ, chưa đủ sức lan toả.

Hiện Việt Nam có lợi thế là gắn kết kinh tế sâu rộng với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế các quốc gia trên giúp Việt Nam có được bài học thực tiễn.

Đặc biệt, Cuộc Cách mạng 4.0 đang ở ra cho Việt Nam những cơ hội chưa từng có, điều này tạo ra những bước tiến vượt bậc trong tăng năng suất lao động và hiệu quả.

Theo kiến nghị của Tổ tư vấn, Việt Nam nên chọn năm 2019 là năm tăng NSLĐ quốc gia, đồng thời cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ý nghĩa của việc thúc đẩy NSLĐ cũng như các trường hợp thành công điển hình về NSLĐ của các nước trên thế giới.

Cần đặc biệt khuyến khích tư nhân làm đầu tàu, dẫn dắt phong trào nâng cao NSLĐ quốc gia, từ việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, đến chia sẻ các điển hình, đưa ra phản hồi chính sách đối với Chính phủ.

Tổ Tư vấn đề nghị lựa chọn một số ngành để thực hiện thí điểm năng cao năng suất lao động hiệu quả. Bên cạnh đó, cần hợp tác quốc tế, nhất là đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore để xây dựng chương trình xúc tiến năng suất có hiệu quả.

Chủ động xây dựng chương trình hợp tác song phương giữa Nhật hoặc Hàn Quốc với Việt Nam nhằm thúc đẩy nâng cao NSLĐ thông qua sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt và các DN Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam trong sản xuất, đào tạo, nghiên cứu sản phẩm.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục