Năm 2019 và ấn tượng xuất siêu 10 tỷ USD

Năm 2019, với nỗ lực của các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 264 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2018, tạo nên con số xuất siêu 10 tỷ USD và kim ngạch 2 chiều đạt hơn 500 tỷ USD đầy ấn tượng.
Năm 2019 là năm thứ 4 thương mại của Việt Nam đạt xuất siêu với mốc 10 tỷ USD. Năm 2019 là năm thứ 4 thương mại của Việt Nam đạt xuất siêu với mốc 10 tỷ USD.

Năm 2019 là năm có nhiều dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Với nỗ lực của các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 264 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2018, tạo nên con số xuất siêu 10 tỷ USD và kim ngạch 2 chiều đạt hơn 500 tỷ USD đầy ấn tượng.  

Góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu năm 2019 là nhóm hàng công nghiệp chế biến, ước đạt 222,172 tỷ USD, chiếm khoảng 84,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. 

Trong 34 nhóm hàng công nghiệp chế biến chủ yếu, có tới 26 nhóm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD trở lên, có 08 nhóm hàng đạt hơn 5 tỷ USD và 03 nhóm hàng đạt trên 30 tỷ USD.

Cụ thể:

STT

Tên nhóm hàng

Ước kim ngạch xuất khẩu năm 2019(tỷ USD)

1

Điện thoại các loại và linh kiện

51,827

2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

35,591

3

Hàng dệt, may

32,571

4

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

18,304

5

Giầy, dép các loại

18,299

6

Gỗ và sản phẩm gỗ

10,526

7

Phương tiện vận tải và phụ tùng

8,500

8

Sản phẩm gỗ

7,46

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, xung đột thương mại giữa các nước lớn, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc làm ảnh hưởng đến thương mại thế giới, giảm cầu tiêu dùng, áp lực từ yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế theo các Hiệp định FTA cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại do các nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì kết quả xuất khẩu mà Việt Nam đạt được trong năm 2019 rất đáng kể.

Năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin tới các doanh nghiệp và có biện pháp thích hợp đấu tranh tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu...

Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các cơ hội do các Hiệp định FTA đem lại, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong các Hiệp định FTA tính đết hết tháng 11 năm 2019 đạt khoảng 39%% (khoảng 37% nếu tính cả Hiệp định CPTPP) so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các Hiệp định FTA (ví dụ: Nga: tăng 9,1%; Mehico: tăng 27,6%; Canada: tăng 29,9%; Chi Lê: tăng 19,8..

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, với quy mô xuất nhập khẩu vượt 500 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 264 tỷ USD, xuất siêu 10 tỷ USD và là năm thứ 4 liên tiếp có xuất siêu kể từ năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt Nam đồng thời tạo đà cho hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục