Một số vấn đề cần lưu ý trong việc xác định giá trị doanh nghiệp

(ĐTCK-online) Nhà đầu tư cần lưu ý giá trị DN khác biệt với giá trị của vốn chủ sở hữu. Mỗi một DN ngoài các cổ đông còn có các bên liên quan trong quá trình hoạt động, như các tổ chức tín dụng, ngân hàng và cơ quan thuộc chính phủ. Khi định giá DN, các yếu tố mấu chốt trên không được đề cập đến.
Một số vấn đề cần lưu ý trong việc xác định giá trị doanh nghiệp

Khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), cần cân nhắc đến giá trị kinh tế gia tăng (economic value added - EVA) của DN. Tình hình tài chính của DN được đánh giá dựa trên việc loại bỏ các chi phí bao gồm thuế ra khỏi lợi nhuận hoạt động. Công thức được sử dụng là “Lợi nhuận hoạt động sau thuế - (Vốn đầu tư x Chi phí vốn vay)”. Bên cạnh đó, phương pháp DCF chuyển đổi giá trị đầu tư về hiện tại. Điều quan trọng là các số liệu được sử dụng cho việc xác định giá trị DN phải chính xác. Tiêu chuẩn kế toán được áp dụng cần phù hợp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhà đầu tư phải đứng trên quan điểm của cổ đông của DN để xem xét vấn đề này, thay vì đầu cơ cổ phiếu trong ngắn hạn. Khi tham khảo các báo cáo xác định giá trị DN, nhà đầu tư cần xem xét tính chuyên nghiệp và trình độ của tổ chức định giá. Cụ thể, chuyên viên định giá cần làm việc trung thực, đúng chuẩn mực và có kinh nghiệm nhất định.

 Trong những năm gần đây, lĩnh vực định giá DN đã trở nên phổ biến hơn. Phần lớn DN đã chủ động tìm đến những tổ chức định giá có uy tín và năng lực. Ở Việt Nam, hai phương pháp chính được sử dụng trong xác định giá trị DN là phương pháp tài sản và chiết khấu dòng tiền. Tuy nhiên, phương pháp định giá DN theo giá trị tài sản được ứng dụng rộng rãi hơn cả. DCF chưa được sử dụng rộng rãi do độ chính xác còn hạn chế. Trong khi phương pháp định giá theo giá trị tài sản chỉ thể hiện được giá trị tài sản của DN, thì phương pháp DCF có thể chỉ rõ hiệu quả sản xuất - kinh doanh của DN trong tương lai. Cả hai phương pháp nếu kết hợp lại sẽ cho cái nhìn chính xác hơn về giá trị của DN. Trên thực tế, hầu hết các tổ chức mới sử dụng phương pháp tài sản gặp phải vấn đề thiếu thông tin thị trường để xác định giá trị còn lại của tài sản như nhà xưởng, máy móc, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã của DN, nên chưa tính hết được giá trị tiềm năng của DN. Phương pháp DCF ưu việt hơn lại chưa được áp dụng rộng rãi do tính phức tạp của phương pháp này. Ngoài ra, một bộ phận DN không muốn giá trị được đánh giá quá cao sẽ khó bán cổ phần, bất lợi trong việc phân chia cổ phần ưu đãi trong nội bộ DN hay huy động vốn từ các tổ chức bên ngoài.

Hiện đã có hệ thống dữ liệu về những phương pháp định giá áp dụng cho các công ty định giá. Cơ sở dữ liệu này sẽ là tài liệu quan trọng trong việc tổng hợp và phân tích để đưa ra các tỷ lệ chiết khấu, giả thiết và giả định của phương pháp DCF.

Trong thời gian qua, một lượng lớn DN trong nước đã tiến hành cổ phần hóa và xác định giá trị DN. Giá trị của DN sau khi định giá cao cũng hỗ trợ cho giá cổ phiếu tăng lên và mang lại lợi ích lớn cho DN. Qua đó, DN cũng có thể tìm kiếm các đối tác kinh doanh, hợp tác, mở rộng thị phần, huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC
Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,244.7 0.0 0.0% 162,835 tỷ
HNX 235.68 0.0 0.0% 1,903 tỷ
UPCOM 91.72 0.02 0.02% 825 tỷ