Mobile Money: Cuộc chơi mới của các ông lớn viễn thông

Tại Tọa đàm “Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ vừa tố chức, các chuyên gia, doanh nghiệp đều đánh giá tiềm năng to lớn của thị trường thanh toán điện tử và khuyến nghị sớm cho phép các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam tham gia cuộc chơi này.
Các diễn giả tham gia tọa Đàm  tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” từ trái sang phải: ông Phùng Anh Tuấn, Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), ông Phạm Trung Kiên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel và ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Các diễn giả tham gia tọa Đàm tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” từ trái sang phải: ông Phùng Anh Tuấn, Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), ông Phạm Trung Kiên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel và ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương).

Tại Tọa đàm, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam cực kỳ tiềm năng. Thống kê  về thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động trong quý I năm 2019 cho thấy, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3 % so với cùng kỳ năm 2018.

"Phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy các mảng không đồng đều trong giao dịch không dùng tiền mặt. Chẳng hạn như thương mại điện tử, hiện nay phổ biến vẫn sử dụng tiền mặt (COD), đó cũng là rào cản đáng kể cho chúng ta" ông Hải nói.

"Tiền mặt đang được gọi là vua ở Việt Nam, 90% các giao dịch là tiền mặt. Việc phát triển hàng trăm công ty fintech (công ty về lĩnh vực công nghệ - tài chính), hàng chục công ty thanh toán trên thị trường hiện nay, thì chứng tỏ, việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam rất tiềm năng, tuy nhiên, chúng ta cần tập trung phát triển tính năng, ứng dụng dành cho người sử dụng. Có thể nói, hầu hết giá trị giao dịch và số lượng giao dịch tập trung vào một số loại hình đơn giản, cơ bản như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền điện thoại, thanh toán tiền điện, nước, tiền truyền hình...", ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel đánh giá.

Đối với Mobile Money (chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua bán hàng qua tài khoản viễn thông) tại Việt Nam hiện đang mới ở giai đoạn khởi động trong khi tiềm năng đối với hình thức thanh toán này rất lớn.

Mobile Money là hình thức thanh toán điện tử có tiềm năng vô cùng lớn. Nếu như muốn sử dụng ví điện tử, khách hàng cần có tài khoản ngân hàng và smartphone nên sẽ bị hạn chế số lượng người có điều kiện sử dụng thì dịch vụ Mobile Money có thể cung cấp dịch vụ thanh toán bằng tài khoản viễn thông đến tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ di động và chỉ cần với điện thoại cục gạch nên có khả năng phủ đến mọi người dân. Như vậy, ví điện tử và Mobile Money sẽ có những đối tượng khách hàng riêng.

Theo ông Kiên, Mobile Money chính xu hướng triển khai chung của thế giới. Hiện có tổng cộng 90 quốc gia trên thế giới đã phát triển nền tảng thanh toán qua điện thoại di động. Số lượng người sử dụng dịch vụ này là 900 triệu người dùng, chiếm 1/7 dân số thế giới. Tổng giá trị giao dịch mỗi ngày thông qua Mobile Money là khoảng 1,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm.

Tại Việt Nam, tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ rất lớn, điều này cũng phù hợp cho một quốc gia mà phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán điện tử trên phạm vi cả nước.

Đặc biệt việc sử dụng tài khoản viễn thông hướng đến các thanh toán các giá trị giao dịch rất nhỏ, từ cốc trà đá, vé gửi xe, cốc cà phê… Nếu được Chính phủ phê duyệt đề án Mobile Money, ông Kiên cho rằng thị trường này sẽ khá bùng nổ bởi những tiện lợi nó mang lại.

Để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường thanh toán điện tử  ông Phùng Anh Tuấn, Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng , cần có những quy định để tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước phát triển trong lĩnh vực này. Bởi “nhảy” vào thị trường này, doanh nghiệp cần rất nhiều vốn và “không phải doanh nghiệp nào cũng thuộc “gia đình có điều kiện” như Viettel”.

Đến nay, có 3 đơn vị đề xuất cho phép triển khai thí điểm là Viettel, VNPT và MobiFone. Trong đó, Viettel và VNPT đã được cấp giấy phép trung gian thanh toán) còn Mobifone chưa có giấy phép trung gian thanh toán.

Được biết, cuối năm 2018, Viettel đã gửi đề án xin chủ trương triển khai thí điểm Mobile Money và Thủ tướng đã chấp nhận giao cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, thẩm định. Hiện tại Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến các Bộ, Ban ngành liên quan để hoàn thành các quy định, chính sách quản lý, về phía Viettel đang hoàn thành đề án chi tiết về phương án triển khai, sãn sàng nộp lên Chính phủ ngay khi được phép.

Hiện Viettel là đơn vị “sáng cửa” nhất để thí điểm MobiMoney. Đơn vị này có thế mạnh mạng lưới rộng khắp tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, với 60 triệu thuê bao di động trong nước, có hơn 2.600 cửa hàng, bưu cục, siêu thị, hơn 270.000 đại lý/điểm bán và hơn 30.000 nhân viên phủ xuống đến xã – phường cung cấp các dịch vụ cho khách hàng trên toàn quốc. Viettel còn có lợi thế về kinh nghiệm 7 năm triển khai dịch vụ tài chính điện tử, có sẵn hệ thống điểm chấp nhận thanh toán, có sẵn và làm chủ mạng lưới kênh phân phối với hơn 200.000 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Hữu Tuấn
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục