MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn

(ĐTCK) Nhịp giảm của thị trường có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn đối với các cổ phiếu đã giảm sâu, do đó nhà đầu tư có thể chờ đợi cơ hội để tích lũy những cổ phiếu cơ bản tốt, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như y tế, dược, ngân hàng, bán lẻ, công nghệ, sản xuất và phân phối điện… Đồng thời, MBS đưa ra danh mục 15 cổ phiếu được ưu tiên cho thời gian tới gồm VCB, MBB, BID, TCB, CTG, MWG, PNJ, FPT, REE, POW, HPG, VRE, VHM, VNM, GAS.
MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn

Thị trường chứng khoán thường tăng mạnh trở lại sau khi đại dịch được khống chế

Virus Corona - loại virus đang nhanh chóng lan rộng tại Trung Quốc và trên toàn cầu, đã và đang khiến các thị trường tài chính chao đảo. Tuy nhiên, kinh nghiệm với các đại dịch virus khác trong quá khứ cho thấy thị trường sau đó thường nhanh chóng phục hồi trở lại.

Phản ứng của TTCK toàn cầu sau khi các Đại dịch được khống chế

Đại dịch

Thời gian

Lợi nhuận MSCI World Index

1 tháng

3 tháng

6 tháng

HIV/AIDS

06/1981

-0,46%

-4,64%

-3,25%

Bệnh dịch hạch viêm phổi

09/1994

-2,79%

-4,67%

-4,30%

SARS

04/2003

8,64%

16,36%

21,51%

H5N1

06/2006

-0,18%

2,77%

10,05%

Sốt xuất huyết

09/2006

1,07%

7,09%

9,68%

H1N1

04/2009

10,90%

19,73%

39,96%

Dịch tả

11/2010

-2,35%

7,02%

13,61%

MERS

05/2013

-0,29%

2,15%

8,58%

Ebola

03/2014

-0.09%

2,37%

4,37%

Sởi/quai bị

12/2014

-1,71%

1,92%

2,29%

Virus Zika

01/2016

-6,05%

-0,88%

-0,57%

Ebola

10/2018

-7,42%

-13,74%

-3,49%

Sởi

12/2019

6,46%

4,51%

12,02%

Trung bình

0,44%

3,08%

8,50%

Nguồn: Charles Schwab, Factset

Theo MBS, nếu virus Corona bùng nổ thành đại dịch giống như SARS, những ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu có thể sẽ lớn hơn nhiều so với giai đoạn 2002-/2003 khi các nền kinh tế trên thế giới có mối liên hệ chặt chẽ hơn so với 17 năm trước đây. 

Nguyên nhân bởi Trung Quốc hiện nay chiếm tỷ trọng 17% trong nền kinh tế toàn cầu (trong khi năm 2003 mới chỉ chiếm 4%); Các nước láng giềng châu Á nhúng sâu vào chuỗi cung ứng xuất khẩu đến thị trường Trung Quốc và đang hưởng lợi từ khách du lịch trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh; Các nước xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô (commodities) như Úc hay Brazil cũng sẽ đối mặt với sự sụt giảm tăng trưởng khoảng 0,3% do nhu cầu sụt giảm.

Dựa theo số liệu lịch sử từ dịch SARS và tình hình kinh tế hiện tại, các chuyên gia toàn cầu ước tính tác động tạm thời của dịch virus Corona tới nền kinh tế Trung Quốc có thể đạt khoảng 1 - 2% GDP, tương ứng với mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4-5% trong quý I/2020. Tuy nhiên, những tác động này có thể chỉ mang tính tạm thời.

Trong quá khứ, đại dịch SARS đã khiến các hoạt động kinh tế của Trung Quốc suy giảm mạnh, với tốc độ tăng trưởng tháng ước tính giảm mạnh từ 10% vào đầu năm 2003 xuống 6,6% vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng SARS. Tuy nhiên, nền kinh tế đã bật lên nhanh chóng sau khi đại dịch được kìm hãm và bù đắp lại được những tổn thất trước đó. Điều này cho thấy, đại dịch SARS đã không có tác động tiêu cực nào đến năng lực sản xuất của nền kinh tế Trung Quốc.

Như vậy, với kịch bản dịch Corona có thể ngăn chặn được thì mức giảm 1-2% GDP có thể phần lớn được bù đắp bởi mức tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm 2020, đồng thời tác động chung tới tốc độ tăng trưởng GDP cả năm của Trung Quốc cũng sẽ tương đối nhỏ, chỉ ở mức một vài phần mười của 1%.

Các thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng tương đối mạnh với sự bùng nổ của dịch bệnh virus Corona, tuy nhiên những diễn biến này chưa thực sự đến mức hoảng loạn

Tuy nhiên, tâm lý thị trường được kỳ vọng sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các thị trường toàn cầu sẽ bật tăng, bù đắp những mất mát trước đây.

MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn ảnh 1

Tâm lý thị trường đã nhanh chóng phục hồi sau đại dịch SARS

Vùng hỗ trợ mới có thể giúp thị trường cân bằng có thể ở khu vực 900 - 925 điểm

MBS cho biết, mặc dù đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới đã giảm tốc, nhưng tâm lý lo sợ về dịch bệnh vẫn hiện hữu nên đà giảm sẽ tiếp tục nối dài trong một số phiên giao dịch tới. Tuy vậy, mức độ giảm trong mỗi phiên sẽ thu hẹp dần, cho đến khi thị trường đón nhận những thông tin tích cực về việc dịch bệnh được kìm hãm.

Hiện tại, rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao, do đó nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu để bảo toàn vốn, đặc biệt là cổ phiếu trong các ngành bị ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh như du lịch, hàng không. 

MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn ảnh 2

Về kỹ thuật, với 2 phiên giảm tuần vừa qua, các ngưỡng hỗ trợ không phát huy tác dụng. Các nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát thị trường, chưa vội mở thêm vị thế mới. 

Trong tuần này, khả năng 2 phiên đầu tuần thị trường vẫn còn chịu ảnh hưởng giảm từ thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Vùng hỗ trợ mới có thể giúp thị trường cân bằng ở khu vực 900 - 925 điểm.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường MBS cho rằng, trong thời gian này, nhà đầu tư nên theo dõi sát sao những thông tin liên quan đến mức độ nghiêm trọng và lây lan của dịch bệnh virus Corona; khả năng kiểm soát dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng; các biện pháp kích thích của các chính phủ và NHTW nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế từ dịch bệnh virus Corona. 

Kịch bản 1 (lạc quan 30%): VN-Index phục hồi trở lại vùng 920 điểm!

  • Với kịch bản lạc quan, các phản ứng của TTCK Trung Quốc sẽ không quá hoảng loạn, VN-Index tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh  920-925 điểm, tương ứng Fibonacci 61,8% và tạm dừng đà giảm và tích lũy.

    Hành động: Xem xét chờ đợi điểm mua tiềm năng quanh vùng 920 điểm.

  • MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn ảnh 3

    Kịch bản 2 (Thận trọng 60%): VN-Index kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ mạnh 890-900 điểm.

    • Ở thời điểm hiện tại, rủi ro thị trường vẫn còn đang lớn, áp lực giảm từ TTCK thế giới và diễm biến bán ròng có thể sẽ khiến thị trường về mức sâu hơn từ 890-900 điểm mới có thể tạo vùng cân bằng. 

      Hành động: Nhịp giảm của thị trường có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn để tích lũy những cổ phiếu cơ bản tốt, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như y tế, dược, ngân hàng, bán lẻ, công nghệ…

    • MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn ảnh 4

      Kịch bản 3 (kém lạc quan 10%): VN-Index giảm xuyên qua vùng 890 về lại đáy cũ đầu năm 2019 tại vùng 860 điểm

      • Trong kịch bản kém lạc quan, VN-Index tiếp tục giảm mạnh thành trend và xuyên qua hầu hết các vùng hỗ trợ mạnh có khả năng kiểm nghiệm đáy cũ 860+/- điểm. Kịch bản này xảy ra khi rủi ro bệnh dịch tăng mạnh và mất kiểm soát, nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh tại các khu vực ảnh hưởng.

        Hành động: Quan sát, chờ điểm giải ngân thích hợp khi chỉ số dừng đà giảm và xác lập tín hiệu tích lũy.

      • MBS: Nhịp giảm của thị trường là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn ảnh 5

Nhã An

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục