Lựa chọn phương án để người dân có thể được hưởng lợi tốt nhất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đó là ý kiến của GS-TS. Hoàng Văn Cường, ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tại Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua.
GS-TS. Hoàng Văn Cường, ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo. GS-TS. Hoàng Văn Cường, ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo.

Thu hồi đất bao giờ cũng gắn liền với việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Không ai có thể tự nhiên tới thu hồi. Khi thu hồi, việc đầu tiên là phải bồi thường, bù đắp những gì người ta đang có, không để người ta bị thiệt về những quyền lợi.

Chính bởi vậy, trong Nghị quyết 18, cũng như Luật Đất đai đã nhắc tới việc thu hồi ít nhất phải bồi thường cho họ ngôi nhà, bất động sản tương tự, phải quay lại xem cuộc sống của họ như thế nào.

Luật Đất đai đầu tiên đã đưa ra nguyên tắc này, nhưng chưa lượng hóa. Chúng ta cần phải làm được điều này.

Trước đây chúng ta chưa đạt được vì trước tiên chúng ta có khung giá đất, bảng giá đất nằm trong khung giá đất và ổn định ít nhất 5 năm. Người dân bị thu hồi đất và bị trả giá không đúng với những gì thiệt hại, khiến thu hồi trở thành nỗi khiếp sợ. Nếu chúng ta làm đúng nguyên tắc của Nghị quyết 18 và Luật Đất đai thì người dân sẽ không còn sợ, thậm chí vui mừng vì được thu hồi. Ví dụ khi làm đường Nguyễn Tất Thành tại Đà Nẵng, sau khi thu hồi, người dân từ ở nơi lụp xụp được chuyển sang căn nhà mới.

Vậy theo phương pháp thoả thuận là gì? Người dân có quyền đàm phán ngang hàng với chủ đầu tư dự án. Nhưng không phải tất cả mọi người dân đều có năng lực để đàm phán với chủ đầu tư được. Khi đó chưa chắc người dân đã nhận được lợi ích đầy đủ. Có khi doanh nghiệp trả cho người dân cục tiền là xong, sau đó người dân có nhà hay không, có trường học hay không thì chủ đầu tư không cần biết… vậy hậu quả xã hội khi đó ai chịu, xã hội, chính quyền phải chịu…

Chúng ta lựa chọn phương án để người dân có thể được hưởng lợi tốt nhất. Nhà nước là người quản lý đất đai và có trách nhiệm với quyền lợi của người dân, không thể đẩy điều đó sang doanh nghiệp. Người dân phải “được” thu hồi chứ đừng “bị” thu hồi. Nếu hiểu theo khía cạnh đó, việc Nhà nước đứng ra thu hồi đất rồi tổ chức đấu thầu đối với các dự án du lịch, điểm đến cũng dễ hiểu và dễ xử lý.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục