Với nhiều nền kinh tế, giá cả trên tất cả mọi thứ từ giá dầu, giá đồng hay giá thuê khách sạn, nhà hàng đều giảm. Theo chuyên gia kinh tế tại JPMorgan, một làn sóng giảm phát mạnh đang tăng lên.
Điều này đáng lo ngại vì nó có thể kéo dài như tình trạng suy thoái sâu nhất từ cuộc Đại khủng hoảng. Sức mạnh giá suy giảm làm doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ, khiến doanh nghiệp có thể phải cắt giảm nhân sự và đầu tư hoặc thậm chí vỡ nợ và phá sản.
Trong khi việc giá giảm có vẻ như là lợi ích chưa từng có đối với người tiêu dùng, nhưng trên diện rộng sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế. Các hộ gia đình trì hoãn chi tiêu do dự đoán giá sẽ còn thấp hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng trì hoãn việc đầu tư vì nhìn thấy cơ hội lợi nhuận hạn chế.
Biểu đồ: CPI của toàn thế giới – Theo OECD
Ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng Covid-19 giảm bớt, những ảnh hưởng từ virus này vẫn còn sót lại, thất nghiệp tăng cao, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp bị phá vỡ, điều này tạo áp lực lên giá và khiến các ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức thấp nhất trong một thời gian dài.
Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Bank of America, lãi suất có thể giữ ở mức 0%/năm ít nhất trong hai năm tới.
Tuy nhiên, để chi trả cho các khoản nợ công mà chính phủ đã sử dụng để chống lại virus, có thể sẽ có một lượng tiền lớn được bơm ra, tạo nên áp lực tăng giá.
Theo Chủ tịch Dự trữ liên bang New York, trong thời gian dài hơn có thể gây ra lạm phát. Tuy nhiên, trong thời gian gần, chắc chắn sẽ có giảm phát.
Các chuyên gia kinh tế JPMorgan dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn cầu tạm thời sẽ giảm dưới mức năm ngoái trong khoảng giữa năm 2020, đây là lần đầu tiên xảy ra trong nhiều thập kỉ.
Phần lớn là do đà lao dốc của giá dầu, ngay cả khi giá dầu hồi phục 32% trong tuần trước do kỳ vọng cắt giảm sản lượng, nhưng giá dầu vẫn giảm 55% kể từ đầu năm.
Giá cả của những hàng hóa khác cũng sụt giảm bao gồm cả dịch vụ khi hầu hết phải đóng cửa do ảnh hưởng từ virus. Lạm phát trên toàn thế giới, ngoại trừ giá cả thực phẩm và chi phí năng lượng có thể giảm xuống dưới 1%.
Theo nhà kinh tế học tại Grant Thornton ở Chicago, mức độ của giảm phát là khá lớn. Trong khi các nước công nghiệp – ngoại trừ Nhật Bản – tránh rơi vào cuộc giảm phát sau khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, các quốc gia này đang bước vào thời kì lạm phát thấp kỉ lục.
Có lẽ nguồn giảm phát lớn nhát trên thế giới hiện tại là Trung Quốc, khi chỉ số giá sản xuất giảm 0,4% so với cùng kỳ trong tháng 2 sau khi tăng 0,1% trong tháng 1. Kéo theo sự giảm giá của hàng hóa trừ Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài.
Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chịu ảnh hưởng. Các chuỗi nhà hàng khắp Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch giảm giá.
Hiệp hội bán lẻ tại Anh báo cáo số liệu vào ngày 1/4 giá các cửa hàng đã giảm 0,5% trong tháng 3, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2018 sau khi giảm 0,6% trong tháng 2.
Tại Mỹ, giá vé máy bay nội địa tại Mỹ giảm trung bình 14% trong khoảng thời gian từ 4/3 tới 7/2. Doanh thu trung bình mỗi phòng khách sạn tại Mỹ giảm mạnh 80% trong tuần từ ngày 22/3 - 28/3 so với các năm trước.
Giám đốc điều hành Marriott cho biết, về mặt kinh doanh, Covid-19 không giống mọi thứ mà chúng tôi từng thấy trước đây đối với một công ty 92 năm tuổi, đã từng trải qua Đại khủng hoảng, Thế Chiến thứ II và nhiều khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác.
Các nhà đầu tư dường như đang kỳ vọng một thời kì lạm phát thấp dài hạn, dựa trên việc giao dịch các cổ phiếu để ngừa lạm phát, mặc dù vài nhà phân tích cảnh báo các báo cáo này có thể bị bóp méo vì hành động ôm tiền và bỏ chạy.
Ngay cả trước cuộc khủng hoảng, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã lo lắng lạm phát là quá thấp so với lợi ích của nền kinh tế. Bây giờ họ thậm chí còn có nhiều mối quan tâm hơn.