Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ kế hoạch ngân sách của Italy và ra thời hạn cho nước này trong ba tuần phải có một số điều chỉnh. Nếu không, Italy sẽ đối mặt với khả năng bị áp dụng các hình phạt do vi phạm quy định của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông Lorenzo Codogno, chuyên gia kinh tế, đồng thời là một cựu Tổng giám đốc của Bộ Tài chính Italy, cho rằng Italy có nguy cơ gây nên cuộc khủng hoảng tài chính khác nếu Rome không sửa đổi kế hoạch ngân sách 2019 của mình theo hướng ôn hòa hơn.
Các thị trường tài chính sắp tới có thể sẽ đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao hơn, và điều này không sớm thì muộn sẽ làm leo thang cuộc khủng hoảng.
Đề cập đến mối quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với kế hoạch ngân sách của Italy, ông Lorenzo Codogno kêu gọi EC áp dụng Quy trình xử lý thâm hụt vượt mức (EDP) đối với Italy. Theo ông, việc áp dụng quy trình EDP đối với Italy phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
Đề cập đến mối quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với kế hoạch ngân sách của Italy, ông Lorenzo Codogno kêu gọi EC áp dụng Quy trình xử lý thâm hụt vượt mức (EDP) đối với Italy. Theo ông, việc áp dụng quy trình EDP đối với Italy phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
EDP là quy trình được EU áp dụng đối với những nước thành viên có mức thâm hụt ngân sách vượt mức trần theo quy định của Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng của EU. Quy trình này bao gồm nhiều bước, và nó có thể cho phép EU áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với nước vi phạm.
Kế hoạch ngân sách 2019 của Italy đang vấp phải sự phản đối, chỉ trích mạnh mẽ của các quan chức hàng đầu EU.
Kế hoạch ngân sách 2019 của Italy đang vấp phải sự phản đối, chỉ trích mạnh mẽ của các quan chức hàng đầu EU.
Ủy viên Phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính EU, ông Pierre Moscovici, cảnh báo kế hoạch ngân sách này sẽ ảnh hưởng đến Italy trong dài hạn. Theo ông, Italy phải tiếp tục nỗ lực giảm bớt nợ công bởi vì nợ công chính là "kẻ thù" của nền kinh tế.
Tuy nhiên, những chỉ trích của EU đã bị Chính phủ Italy bác bỏ. Chính phủ Italy vẫn kiên quyết khẳng định không điều chỉnh kế hoạch ngân sách và sẽ thực hiện những cam kết được đưa ra trong vận động tranh cử, đó là cắt giảm thuế và nâng mức thu nhập cơ bản cho người nghèo.
Việc EU bác bỏ kế hoạch ngân sách của Italy không những báo hiệu sự khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới ở châu Âu, mà còn bộc lộ tình trạng xung đột chính trị trong nội bộ của khối.
- Ủy viên Phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính EU, ông Pierre Moscovici.
Trong những ngày qua, cuộc tranh chấp giữa EU và Italy xoay quanh kế hoạch ngân sách 2019 của nước này đã có những tác động tiêu cực đến các thị trường tài chính.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) mới đây đã hạ mức triển vọng nợ chính phủ của Italy, làm gia tăng áp lực đối với chính quyền Rome.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) mới đây đã hạ mức triển vọng nợ chính phủ của Italy, làm gia tăng áp lực đối với chính quyền Rome.
S&P cho rằng triển vọng tiêu cực phản ánh nguy cơ quyết định tăng nợ công trong tương lai của chính phủ nước này sẽ không chỉ làm cho tình hình ngân sách quốc gia thêm ảm đạm mà còn dập tắt những triển vọng hồi phục ngành sản xuất tư nhân vốn đã mong manh tại Italy.
Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cũng đã giảm mức xếp hạng tín nhiệm đối với nợ công của Italy từ mức Baa2 xuống Baa3, viện dẫn những yếu tố làm suy yếu sức mạnh tài chính của Italy như chính phủ tăng mục tiêu thâm hụt ngân sách trong những năm tới, đồng thời duy trì mức nợ công hiện tại là 2.300 tỷ euro, tương đương 130% GDP, thay vì bắt đầu chiều hướng giảm như kỳ vọng trước đây.
Một số ý kiến cho rằng cuộc tranh cãi về kế hoạch ngân sách giữa EU và Italy mang màu sắc chính trị và dự kiến sẽ kéo dài trong sáu tháng. Nếu tình hình lắng xuống, Italy có khả năng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới vào đầu năm 2019, sớm nhất là vào tháng 3/2019.
Ủy viên Phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính EU, ông Pierre Moscovici, thậm chí còn nhận định việc EU bác bỏ kế hoạch ngân sách của Italy không những báo hiệu sự khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới ở châu Âu, mà còn bộc lộ tình trạng xung đột chính trị trong nội bộ của khối.
Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cũng đã giảm mức xếp hạng tín nhiệm đối với nợ công của Italy từ mức Baa2 xuống Baa3, viện dẫn những yếu tố làm suy yếu sức mạnh tài chính của Italy như chính phủ tăng mục tiêu thâm hụt ngân sách trong những năm tới, đồng thời duy trì mức nợ công hiện tại là 2.300 tỷ euro, tương đương 130% GDP, thay vì bắt đầu chiều hướng giảm như kỳ vọng trước đây.
Một số ý kiến cho rằng cuộc tranh cãi về kế hoạch ngân sách giữa EU và Italy mang màu sắc chính trị và dự kiến sẽ kéo dài trong sáu tháng. Nếu tình hình lắng xuống, Italy có khả năng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới vào đầu năm 2019, sớm nhất là vào tháng 3/2019.
Ủy viên Phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính EU, ông Pierre Moscovici, thậm chí còn nhận định việc EU bác bỏ kế hoạch ngân sách của Italy không những báo hiệu sự khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới ở châu Âu, mà còn bộc lộ tình trạng xung đột chính trị trong nội bộ của khối.
Đây dự kiến sẽ là một cuộc khủng hoảng mang màu sắc chính trị do các bên hiện đang đưa ra những “lá bài đặt cược” trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5/2019.